Câu thơ Ai lên Tây tiến mùa xuân ấy/Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi cùng những kỷ vật tại Khu lưu niệm Binh đoàn 52 trên đồi Nà Bó, thị trấn Mộc Châu, Sơn La như khắc ghi chiến công hào hùng và những hy sinh cao cả của các chiến sĩ Tây Tiến, góp phần giáo dục thế hệ trẻ lòng yêu nước và truyền thống cách mạng.

Câu thơ "Ai lên Tây tiến mùa xuân ấy/Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi" cùng những kỷ vật tại Khu lưu niệm Binh đoàn 52 trên đồi Nà Bó, thị trấn Mộc Châu, Sơn La như khắc ghi chiến công hào hùng và những hy sinh cao cả của các chiến sĩ Tây Tiến, góp phần giáo dục thế hệ trẻ lòng yêu nước và truyền thống cách mạng.

hung trang khu luu niem binh doan 52 tay tien - 1

Chúng tôi đã đến thăm Khu di tích Quốc gia – Khu lưu niệm Trung đoàn 52 Tây Tiến, khánh thành năm 2016 tại ngã ba đồi Nà Bó, thị trấn Mộc Châu, Sơn La. Trên mảnh đất này, thực dân Pháp từng xây dựng đồn Mộc Ly với hệ thống lô cốt kiên cố, nhằm bảo vệ cứ điểm chiến lược Điện Biên Phủ và tuyến đường liên lạc quan trọng tới Sầm Nưa (Hủa Phăn, Lào), là một chứng tích lịch sử quan trọng.

hung trang khu luu niem binh doan 52 tay tien - 2

Với tấm lòng thành kính, đồng bào các dân tộc huyện Mộc Châu đã xây dựng Khu di tích Tây Tiến để tưởng nhớ những người lính Tây Tiến đã hy sinh vì Tổ quốc. Nơi đây đã trở thành "địa chỉ đỏ", thu hút đông đảo các đoàn đại biểu, cựu chiến binh, du khách và học sinh, sinh viên đến cả của các anh hùng Tây Tiến, đồng thời giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ.

hung trang khu luu niem binh doan 52 tay tien - 3

Điểm đến đầu tiên với du khách là Nhà truyền thống được thiết kế theo kiểu nhà sàn dân tộc Tây Bắc. Không gian trưng bày chia thành các phần: Không gian Đại tướng Võ Nguyên Giáp; “Tây Tiến một thời và mãi mãi” giới thiệu hình ảnh và các kỷ vật của Trung đoàn Tây Tiến xưa và nay như đèn, áo trấn thủ; “Tây Tiến hào hùng và tài hoa”, là không gian tái hiện lại hình ảnh người lính Tây Tiến năm xưa.

hung trang khu luu niem binh doan 52 tay tien - 4

Đặc biệt, trong không gian trưng bày còn lưu giữ giấy chứng minh thư Sĩ quan dự bị của nhà thơ Quang Dũng. Theo đó, nhà thơ, đại đội trường Quang Dũng sinh ngày 3/5/1919 tại xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, Hà Đông (nay là nay là thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội). Ông nhập ngũ vào tháng 8 năm 1945.

hung trang khu luu niem binh doan 52 tay tien - 5

Ông là tác giả của bài thơ Tây Tiến, ban đầu, bài thơ được đặt tên là Nhớ Tây Tiến và đăng lần đầu trên Báo Quân Bạch Đằng của Liên khu III năm 1948, trên Báo Văn nghệ Việt Bắc năm 1949. Tại nhà truyền thống, bức tượng chân dung bán thân của nhà thơ Tây Tiến được đặt tại vị trí quan trọng, ngay bên cạnh là bài thơ nổi tiếng do ông sáng tác.

hung trang khu luu niem binh doan 52 tay tien - 6

Trung đoàn Tây Tiến được thành lập năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với quân đội Lào bảo vệ vùng biên giới Tổ quốc. Chiến sĩ của đoàn quân Tây Tiến phần đông là những thanh niên, học sinh, trí thức trẻ ở Hà Nội, khi đất nước còn giặc xâm lăng, họ đã xung phong tự nguyện ghi tên, cầm súng ra chiến trường. Địa bàn hoạt động của đoàn quân Tây Tiến khá rộng, bao gồm các tỉnh từ Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình, miền tây Thành Hoá sang tận Sầm Nưa (Lào) rồi vòng về qua miền tây Thành Hoà. Những nơi này, lúc đó, còn rất hoang vu và hiểm trở, núi cao, sông sâu, rừng rậm, có nhiều thú dữ.

hung trang khu luu niem binh doan 52 tay tien - 7

Sinh hoạt của những người lính Tây Tiến hết sức gian khổ, ốm đau không có thuốc men, tử vong vì sốt rét nhiều hơn là vì đánh trận “Tây tiến đoàn quân không mọc tóc/Quân xanh mùa lá dữ oai hùm”. Tuy vậy, họ dẫn sống rất lạc quan và chiến đấu rất dũng cảm. Vượt lên trên mọi thử thách khắc nghiệt của chiến tranh và hoàn cảnh sống cực kì gian khổ, họ vẫn giữ được cái cốt cách hào hoa, thành lịch, rất yêu đời và cũng rất lãng mạn. Nhiều chiến sĩ từ Trung đoàn 52 sau này trở thành những vị tướng, lĩnh tài giỏi như ông Lê Trọng Tấn, Phùng Thế Tài, Nam Hải, Hoàng Mười, Nguyễn Anh Tuấn…

hung trang khu luu niem binh doan 52 tay tien - 8

Bên cạnh những hiện vật, câu chuyện xúc động về binh đoàn Tây Tiến, chúng tôi được hướng dẫn viên đưa đi theo 52 bậc đá lên khu tưởng niệm. Những bậc đá được thiết kế có đoạn thẳng vút, có đoạn uốn lượn tượng trưng chặng đường hành quân của đoàn quân Tây Tiến năm xưa đã vượt qua những dốc cao, vực sâu vô cùng hiểm trở. Năm bức phù điêu được thiết kế xung quanh quần thể ghi lại những câu chuyện cảm động về chiến công của Trung đoàn Tây Tiến.

hung trang khu luu niem binh doan 52 tay tien - 9

Đài tưởng niệm nằm ở vị trí cao nhất của quần thể được thiết kế hình cụm lưỡi lê, biểu tượng cho ý chí và tinh thần quyết chiến, quyết thắng của Trung đoàn Tây Tiến.

hung trang khu luu niem binh doan 52 tay tien - 10

Phía trước đài tưởng niệm là hai biểu tượng gắn liền với chặng hành quân của Trung đoàn 52 Tây Tiến, đó là Thạt Luông - biểu tượng của văn hóa, tinh thần của các bộ tộc Lào gửi tặng Trung đoàn Tây Tiến và hoa lau - loài cây rừng gắn với chặng đường hành quân của người lính Tây Tiến tạo nên một không gian thơ mộng, huyền ảo của núi rừng Tây Bắc.

hung trang khu luu niem binh doan 52 tay tien - 11

Nằm không xa Đài tưởng niệm, Nhà bia ghi danh được thiết kế theo kiến trúc “Khải Hoàn môn”, đây là biểu tượng cho những chiến công cũng như những ước vọng về ngày chiến thắng.

hung trang khu luu niem binh doan 52 tay tien - 12

Ở chính giữa Khải hoàn môn là tấm bia đá trích lại thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi các chiến sĩ trong Bộ đội Tây tiến viết tháng 2 năm 1947. Đoạn cuối của bức thư, Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết “Công đức của các đồng chí, đồng bào và Tổ quốc sẽ ghi nhớ. Dưới sự điều khiển của Bộ Chỉ huy Tây Tiến, các đồng chí mạnh tiến lên trên con đường vinh quang thắng lợi…”

hung trang khu luu niem binh doan 52 tay tien - 13

Ở phía sau bia đá ghi lại chiến công của Trung đoàn 52 Tây tiến trong các thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và làm nhiệm vụ quốc tế. Đơn vị được phong tặng nhiều danh hiệu cao quý của Đảng, nhà nước cũng như huân chương cao quý nhất của Nhà nước Lào.

hung trang khu luu niem binh doan 52 tay tien - 14

Về với di tích cách mạng, trong mỗi người trong chúng tôi luôn bồi hồi, xúc động như được ngược dòng thời gian trở về những năm tháng hào hùng trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do của dân tộc. Những vần thơ trong bài thơ “Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng - chiến sĩ đoàn binh năm xưa vẫn mãi vọng dài thăm thẳm, khắc tạc vào thời gian, không gian đất trời Tây Bắc: “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh/Áo bào thay chiếu, anh về đất/Sông Mã gầm lên khúc độc hành...”.

hung trang khu luu niem binh doan 52 tay tien - 15

Đứng trên đài cao ngắm núi rừng Tây Bắc, trong lòng chúng tôi hoài niệm về đoàn binh Tây Tiến với những chàng trai đất Hà thành hào hoa, lãng mạn mà vô cùng dũng cảm, sẵn sàng hy sinh vì đất nước: “Tây Tiến người đi không hẹn ước/Đường lên thăm thẳm một chia phôi/Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy/Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”...

hung trang khu luu niem binh doan 52 tay tien - 16

Theo đại diện đơn vị quản lý khu di tích cho biết, Khu di tích quốc gia - Địa điểm lưu niệm Trung đoàn 52 Tây Tiến nơi bảo tồn, giới thiệu những hiện vật, hình ảnh gắn liền với những con người, những thành tích cùng những dấu ấn của Trung đoàn Tây Tiến luôn thu hút sự quan tâm của du khách gần xa, bình quân đón trên 30.000 lượt khách mỗi năm, là “Địa chỉ đỏ” để học sinh sinh viên, cán bộ đến tham quan, học tập.

mark

Go And Go Travel

“Một khi bị nhiễm niềm đam mê du lịch, chẳng có phương thuốc nào có thể hóa giải, và tôi biết rằng tôi sẽ hạnh phúc khi có căn bệnh này cho đến hết cuộc đời.” – Michael Palin

Từ khoá:
Social Network: