Giữa thời điểm dịch Covid-19 đang hoành hành như hiện tại, giao đồ ăn online có thể được xem là biện pháp hiệu quả và an toàn nhất đối với tất cả các nhà hàng, quán xá. Với mong muốn hạn chế tối đa việc ra đường, bây giờ chỉ cần mở ứng dụng lên rồi thực hiện vài thao tác đơn giản trên điện thoại là đã có thể được ship món ngon về tới tận nhà.
Là những đơn vị tiên phong nhất trong mảng giao đồ ăn online trên thế giới, nhiều tên tuổi lớn dưới đây cho đến nay vẫn đang thực hiện rất tốt việc vận hành mô hình kinh doanh vốn là thế mạnh đó giờ của mình trong giai đoạn khó khăn này. Đối với họ, sự an toàn của các shipper và khách hàng luôn được ưu tiên hàng đầu.
1. Grubhub
Grubhub là một công ty giao hàng đình đám xuất hiện từ năm 2004 và có trụ sở tại thành phố Chicago (Mỹ). Nhóm dịch vụ giao hàng của công ty này bao gồm cả Grubhub và Seamless. Từ ngày 13/3, Grubhub đã đưa ra thông báo rằng họ sẽ hoãn 100% phí hoa hồng cho tất cả các nhà hàng độc lập đang liên kết dịch vụ giao hàng với họ. Số lượng nhà hàng đủ điều kiện được hoãn chiếm tới 80% tổng số đơn hàng của Grubhub hiện tại.
Grubhub là một nền tảng giao đồ ăn online rất nổi tiếng ở Mỹ.
Từ ngày 13/3, Grubhub đã đưa ra thông báo hoãn 100% phí hoa hồng cho tất cả các nhà hàng độc lập đang liên kết dịch vụ giao hàng với họ.
Để giữ sự an toàn cho các tài xế của mình, công ty này cũng đưa ra chính sách giao hàng mới khi các shipper và khách sẽ không tiếp xúc với nhau để hạn chế tối đa nguy cơ lây lan virus. Đặc biệt nếu muốn, tài xế sẽ đặt đồ ăn trước cửa và nhắn khách ra lấy sau.
"Ưu tiên số 1 của Grubhub là sức khỏe và sự an toàn của thực khách, tài xế và các đối tác nhà hàng. Chúng tôi cũng đang nghiên cứu các cách để giúp khách dễ dàng để lại các yêu cầu và hướng dẫn đặc biệt cho tài xế trong mùa dịch. Ngoài ra, Grubhub và Seamless cũng đang áp dụng nguồn quỹ từ chương trình Donate The Change của mình để hỗ trợ thêm cho các tài xế và nhà hàng bị ảnh hưởng" - đại diện của Grubhub cho biết qua một email trao đổi với Insider.
2. Uber Eats
Uber Eats là một nền tảng đặt và giao đồ ăn trực tuyến của Mỹ được Uber cho ra mắt vào năm 2014, có trụ sở đặt tại thành phố San Francisco, bang California. Trong mùa dịch Covid-19, hãng giao đồ ăn này cũng ra thông báo với khách hàng của mình rằng họ sẽ miễn phí ship liên quan đến việc đặt hàng từ các nhà hàng độc lập.
Uber Eats là mảng giao đồ ăn online được vận hành bởi Uber - một cái tên không quá xa lạ với người Việt Nam chúng ta.
Để giúp khách hàng xác định nhà hàng nào đủ điều kiện hưởng ưu đãi này, ứng dụng sẽ gắn thẻ kèm biểu ngữ "Eat Local". Ngoài ra, trong một thông cáo báo chí được đưa ra vào ngày 16/3 vừa qua, công ty cũng sẽ cung cấp cho tất cả các nhà hàng đang liên kết tùy chọn nhận thanh toán hàng ngày từ Uber Eats, thay vì lịch thanh toán hàng tuần thông thường.
Chính sách "Eat Local" vừa giúp thực khách được miễn phí ship, lại còn có thể ủng hộ các nhà hàng địa phương trong mùa dịch.
Cũng như Grubhub, Uber Eats đưa ra chính sách giao hàng "không tiếp xúc" dành cho các tài xế và khách hàng của mình. Họ cũng cung cấp cho tất cả nhà hàng thành viên các hướng dẫn do CDC ban hành để đảm bảo thực phẩm luôn được niêm phong trong bao bì rõ ràng khi giao. Ngoài ra, ứng dụng này cũng đưa ra nhiều thông báo rằng họ vẫn luôn hỗ trợ tài chính cho các tài xế của mình trong suốt mùa dịch.
Ngoài ra, tài xế giao hàng của Uber Eats cũng thực hiện chính sách "không tiếp xúc" khi làm việc để hạn chế nguy cơ lây lan dịch bệnh.
3. DoorDash
DoorDash là một dịch vụ giao thức ăn được thành lập từ năm 2013 tại Mỹ. Trong năm 2019, công ty này đạt doanh thu lên đến 900 triệu USD. Trao đổi với Insider, Tony Xu – giám đốc điều hành của DoorDash cho biết họ đã chuẩn bị hàng chục nghìn găng tay và chai nước rửa tay để cung cấp miễn phí cho các tài xế. Ngoài ra, một nền tảng giao hàng online khác của công ty này là Caviar cũng cung cấp thêm tính năng "contactless delivery" (giao hàng không tiếp xúc) cho người dùng kể từ giữa tháng 3.
DoorDash trang bị cho các nhân viên của mình găng tay và nước rửa tay để bảo vệ an toàn cho cả shipper và thực khách.
Riêng về chế độ đối với nhân viên, nếu một shipper nào đó của công ty được xác nhận dương tính với Covid-19, họ sẽ được tạm nghỉ và hưởng nửa tháng lương đầy đủ. Ngoài ra, DoorDash cũng đưa ra chính sách tuyển dụng ưu tiên đối với những nhân viên nhà hàng bị ảnh hưởng trong giai đoạn này. Họ sẽ được nhận vào và trở thành một Dasher (nhân viên giao hàng) của công ty.
Ngoài ra, công ty giao đồ ăn đình đám này còn có chính sách tuyển dụng ưu tiên đối với những người làm trong các nhà hàng bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch Covid-19.
Kể từ ngày 17/3, hãng giao đồ ăn đình đám này cũng bắt đầu đưa ra các chính sách 30 ngày không lấy phí hoa hồng cho cho các nhà hàng độc lập tham gia DoorDash hoặc Caviar cho đến cuối tháng 4. Đối với các nhà hàng đã là một phần của mạng lưới DoorDash, công ty cũng miễn phí hoa hồng cho tất cả các đơn đặt hàng và giảm cho các nhà hàng có đăng ký một dịch vụ liên kết mang tên DashPass. Trên thực tế từ ngày 13/4, DoorDash cũng đã áp dụng chính sách giảm 50% phí cho tất cả các nhà hàng địa phương.
Bên cạnh đó, chính sách miễn & giảm phí hoa hồng cho các nhà hàng cũng được DoorDash áp dụng triệt để trong thời điểm nhạy cảm này.
4. Drizly
Drizly là một nền tảng giao đồ uống có cồn đình đám hoạt động tại hơn 100 thị trường trên khắp nước Mỹ và Canada. Trong mùa dịch, hãng này cũng đưa ra dịch vụ giao đồ uống dưới 1 giờ đồng hồ và đặc biệt luôn khuyến khích các shipper giao hàng ngoài trời để hạn chế tối đa việc tiếp xúc với khách. Bên cạnh đó, họ cũng loại bỏ quy định bắt khách hàng phải ký nhận, thay vào đó sẽ thực hiện việc quét ID ngay trên ứng dụng.
Hãng giao đồ uống Drizly lại loại bỏ chính sách xác nhận đơn hàng bằng chữ ký, thay vào đó các khách hàng và tài xế có thể thực hiện quét mã ID online trên điện thoại.
5. Postmates
Postmates là một công ty của Mỹ chuyên cung cấp các dịch vụ giao bữa ăn tận nhà, đến nay đã có mặt tại 2.940 thành phố lớn nhỏ ở quốc gia này. Trong một tuyên bố với Insider, công ty này đã thông báo về một nguồn quỹ gọi là "Postmates Fleet Relief Fund" dùng để hỗ trợ tài chính cho các nhân viên của mình. Nếu một ai đó dương tính với Covid-19, họ sẽ được nghỉ 2 tuần nhưng vẫn nhận đầy đủ mức lương từ nguồn quỹ.
Cũng như những ứng dụng kể trên, Postmates cũng đưa ra chính sách giao hàng giúp các shipper và khách hạn chế tối đa việc tiếp xúc. Đặc biệt, một chương trình đang được thử nghiệm tại San Francisco và Sacramento còn miễn phí hoa hồng cho các doanh nghiệp tham gia mạng lưới Postmates trong giai đoạn khó khăn này.
Postmates có một nguồn quỹ riêng để hỗ trợ cho các tài xế giao hàng của mình trong suốt mùa Covid-19.
Nguồn: Insider, Wikipedia
Go And Go Travel
“Một khi bị nhiễm niềm đam mê du lịch, chẳng có phương thuốc nào có thể hóa giải, và tôi biết rằng tôi sẽ hạnh phúc khi có căn bệnh này cho đến hết cuộc đời.” – Michael Palin