Bảo tồn trang phục người Khơ Mú ở Điện Biên gắn với phát triển du lịch cộng đồng, tạo ra nguồn thu nhập cho người dân, là nền tảng thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.

Bảo tồn trang phục người Khơ Mú ở Điện Biên gắn với phát triển du lịch cộng đồng, tạo ra nguồn thu nhập cho người dân, là nền tảng thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.

Tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng

ỉnh Điện Biên với cộng đồng 19 dân tộc, mỗi dân tộc lại có những kho tàng văn hóa đồ sộ khác nhau, đây là nguồn tài nguyên giá trị, dồi dào để phát triển du lịch văn hóa. Hiện nay, tỉnh Điện Biên có 11 bản văn hóa đang triển khai các dịch vụ phục vụ khách du lịch giao lưu ẩm thực, văn hóa văn nghệ, sản xuất hàng thổ cẩm truyền thống... Ngoài dân tộc Thái, thời gian gần đây, ngành Văn hóa Du lịch tỉnh đã nỗ lực bảo tồn các nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc khác như: Múa khèn của dân tộc Mông; Tết Hồ Sự Chà - Tết cổ truyền của dân tộc Hà Nhì; các điệu múa truyền thống của dân tộc Khơ Mú; các nghi lễ, trò chơi dân gian của dân tộc Lào…

khoi day ban sac trang phuc kho mu, danh thuc du lich cong dong - 1

Người dân Khơ Mú biểu diễn điệu múa truyền thống tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Việc đưa bản sắc của các dân tộc vào chuỗi du lịch văn hóa của địa phương, nhằm mang lại nhiều trải nghiệm hấp dẫn với du khách và từng bước đưa du lịch văn hóa - lịch sử trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương.

Theo ông Đoàn Văn Chì, Phó Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Điện Biên, muốn phát triển du lịch bền vững thì phải phát triển đồng bộ, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch. Trong đó, khách du lịch đến với Điện Biên nói riêng, Tây Bắc nói chung thì đều muốn tìm hiểu các giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc. Chính vì vậy, tại những địa phương, các bản văn hóa đã quan tâm xây dựng các sản phẩm du lịch gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống các dân tộc.

Là một trong 19 dân tộc sinh sống ở Điện Biên, người Khơ Mú có khoảng hơn 22 ngàn người, chiếm 3,9% dân số toàn tỉnh. Những năm qua, trước những tác động, ảnh hưởng của sự giao thoa văn hóa, quá trình cộng cư nhưng người dân Khơ Mú vẫn trao truyền, bảo tồn và phát huy được những giá trị văn hóa độc đáo, đặc trưng, mang tính nhận diện văn hóa của dân tộc trong cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày.

Người Khơ Mú có câu “Ruôi rít chi moong”, có nghĩa là bỏ phong tục tập quán sẽ bị tàn lụi, để nhắc nhở mọi người phải biết quý trọng và giữ gìn những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Thế cho nên dẫu có số dân ít ỏi, đời sống còn nhiều thiếu khó, song người Khơ Mú nổi tiếng là dân tộc lưu giữ được nhiều phong tục, tập quán, lễ hội cổ truyền, đặc biệt là trang phục dân tộc. Đây cũng là những tiềm năng để phát triển du lịch cộng đồng gắn với du lịch lịch sử, du lịch sinh thái trên mảnh đất Điện Biên.

"Khoe" bản sắc văn hóa với du khách gần xa

Mới đây, lớp tập huấn bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống dân tộc Khơ Mú được Vụ Văn hóa dân tộc - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên tổ chức. Tham gia có các nghệ nhân người dân tộc Khơ Mú ở bản Kéo, xã Pá Khoang, thành phố Điện Biên Phủ.

“Trao cần câu chứ không phải trao xâu cá”, nhiều địa phương đã bám sát nguyên tắc này trong việc bảo tồn và phát huy giá trị trang phục dân tộc thiểu số. Việc xây dựng mô hình bảo tồn trang phục dân tộc Khơ Mú ở tỉnh Điện Biên gắn với xây dựng nông thôn mới, giúp đồng bào có kiến thức, kỹ năng để họ chủ động phát triển và gìn giữ văn hoá của dân tộc mình. Chương trình này còn góp phần phát triển du lịch cộng đồng nhằm tạo ra nguồn thu nhập cho người dân và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại địa phương theo hướng bền vững.

khoi day ban sac trang phuc kho mu, danh thuc du lich cong dong - 2

Phụ nữ Khơ Mú tự hào với trang phục truyền thống. Ảnh: Lương Trọng Giáp

Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, địa phương cũng xác định văn hoá là một trong những nền tảng giúp xã hội phát triển. Chính sách đưa nông thôn phát triển nhưng vẫn giữ vững giá trị truyền thống cốt lõi, bản sắc của vùng miền. Được biết, nhiều địa phương có dân tộc thiểu số ở Điện Biên đang định hướng du lịch cộng đồng phát triển theo mô hình lưu trú homestay. Với mô hình này, du khách khi đến với địa phương sẽ có cơ hội tìm hiểu kỹ hơn về phong tục, tập quán của người dân bản địa.

Những ngôi nhà truyền thống được cải tạo, có thêm các thiết bị hiện đại phục vụ nhu cầu lưu trú của khách du lịch, các sản phẩm ẩm thực, sản phẩm văn hóa, văn nghệ, trải nghiệm nghề truyền thống, nông nghiệp… tại các bản văn hóa du lịch giàu tiềm năng như: bản Phiêng Lơi, Che Căn, Kéo, thành phố Điện Biên Phủ; bản Tả Kố Khừ, huyện Mường Nhé; bản Nà Sự, huyện Nậm Pồ; bản Na Sang II, huyện Điện Biên…

Trang phục truyền thống dân tộc người Khơ Mú được coi là một trong những sản phẩm đặc trưng trong phát triển dịch vụ du lịch cộng đồng. Dễ dàng nhận thấy, du khách khi đến với bản Kéo luôn trầm trồ, thán phục trước trang phục dân tộc của đồng bào Khơ Mú. Được trực tiếp “mục sở thị” kỹ thuật đệt vải, thêu thùa thủ công nhưng vô cùng điêu luyện, tận mắt ngắm nhìn những hoạ tiết giản dị nhưng tinh xảo của người bản địa khiến khách du lịch rất có cảm hứng. Đặc biệt hơn, khi được trải nghiệm tham gia vào các công đoạn như dệt vải, thêu thùa cho những chiếc khăn piêu, áo cóm, túi thổ cẩm… họ rất hào hứng.

khoi day ban sac trang phuc kho mu, danh thuc du lich cong dong - 3

Nhiều nơi còn có thêm dịch vụ cho thuê trang phục truyền thống để du khách chụp ảnh, mua về làm quà tặng… tạo ra nguồn thu nhập cho người dân bản địa, góp phần bảo tồn và quảng bá hình ảnh địa phương. Ngoài ra, các hoạt động văn hoá, văn nghệ, các hội thi, hội diễn, lễ hội… cũng là cơ hội để lớp trẻ người Khơ Mú chưng diện trang phục, giao lưu văn hoá và “khoe” với khách du lịch đến tham quan.

Thời gian tới, tỉnh Điện Biên vẫn đặc biệt quan tâm xây dựng chính sách và hỗ trợ các nghệ nhân người Khơ Mú trong việc bảo tồn giá trị trang phục truyền thống. Nhiều phương án được đưa ra nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế của giá trị bản sắc văn hoá, xác định chủ thể là đồng bào Khơ Mú, gắn với phát triển du lịch cộng đồng.

mark

Go And Go Travel

“Một khi bị nhiễm niềm đam mê du lịch, chẳng có phương thuốc nào có thể hóa giải, và tôi biết rằng tôi sẽ hạnh phúc khi có căn bệnh này cho đến hết cuộc đời.” – Michael Palin

Từ khoá:
Social Network: