Chuỗi hoạt động quốc tế ArtTech Fusion lần III - ATF24 với chủ đề “New ArtTech for Future Generations” nhằm khơi dậy, phát huy tư duy sáng tạo và hành động đổi mới của thế hệ tương lai, góp phần xây dựng một xã hội phát triển bền vững.
Chuỗi hoạt động quốc tế ArtTech Fusion lần III chính thức khai mạc vào sáng nay 22/10/2024.
Sự kiện là nền tảng góp phần định hướng tương lai cho thế hệ trẻ sáng tạo hướng đến bền vững.
Với chủ đề Sự kết hợp mới cho thế hệ tương lai vì sự bền vững, ArtTech 2024 diễn ra tại Cơ sở A và Cơ sở B của Đại học Kinh tế TP.HCM.
ArtTech Fusion 2024 với nhiều hoạt động học thuật, trao đổi quốc tế, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật đem đến nhiều điều mới lạ và hữu ích.
Hy vọng rằng ATF24 sẽ mang lại những lợi ích về mặt học thuật, nghiên cứu và kết nối, đồng thời đóng góp vào sự phát triển bền vững, GS.TS Nguyễn Đông Phong nhấn mạnh.
Phát biểu khai mạc sự kiện, GS.TS. Nguyễn Đông Phong - Chủ tịch Hội đồng Đại học Kinh tế TP.HCM cho biết, tinh thần của ATF là tinh thần của sự hợp tác, sáng tạo, sự tích hợp công nghệ và nghệ thuật hướng tới một tương lai bền vững, nơi con người là trung tâm của sự phát triển. Chúng ta hãy cùng nhau lan tỏa thông điệp này để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.
ATF24 không chỉ là các sự kiện và triển lãm về nghệ thuật mà còn là nơi kết nối quốc tế, diễn đàn khoa học lẫn thực tiễn giúp, kêu gọi mọi người chung tay xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn, nhắc nhở chúng ta về sức mạnh của công nghệ trong việc khai thác và làm rõ quyền năng của nghệ thuật, trong việc kết nối con người và thúc đẩy sự sáng tạo hướng tới một tương lai tươi sáng, bền vững hơn, GS.TS. Nguyễn Đông Phong nhận định.
Chương trình gồm hơn 30 hoạt động học thuật, thực tiễn, với sự tham gia đồng tổ chức của 11 trường đối tác quốc tế Á – Âu – Mỹ.
Khách tham quan thích thứ với Không gian "UEH & Saigon Culture", triển lãm minh hoạ Sài Gòn dưới góc nhìn của các UEHers.
Vẻ đẹp giản dị của Sài Gòn hiện lên qua hình ảnh của những món ăn quen thuộc như bánh mì, cơm tấm, bánh cuốn, bia Sài Gòn, những quán cà phê nhỏ góc vỉa hè, và con người Việt Nam.
Những địa danh nổi tiếng Sài Gòn, nhịp sống Sài Gòn, người Sài Gòn và tư duy đặc trưng rất Sài Gòn được phác họa qua những lát cắt của thời gian theo hành trình lịch sử phát triển của Sài Gòn.
Nét đẹp của con người và cuộc sống Việt Nam còn được thể hiện một cách lung linh qua tác phẩm thực tế ảo (VR) đầy màu sắc của nghệ sĩ Minh Hằng. Người xem được hòa mình vào không gian thiên nhiên tươi đẹp, nơi con người và thiên nhiên sống hòa hợp, phản ánh niềm tin vào một tương lai tươi sáng hơn.
Không chỉ dừng lại ở tôn vinh văn hóa Việt Nam, ATF24 còn quy tụ những tác phẩm nghệ thuật từ sinh viên của các trường trên toàn cầu như Thái Lan, Ma Cao, Trung Quốc và Hàn Quốc.
Mỗi bộ sưu tập là một câu chuyện văn hóa độc đáo dưới góc nhìn của các bạn sinh viên, mở ra cơ hội giao lưu và học hỏi, giúp người xem nhận thức rõ hơn về sự đa dạng và tươi đẹp của thế giới.
Những tác phẩm này không chỉ đơn thuần là nghệ thuật mà còn là những câu chuyện sâu sắc và đầy cảm xúc, khơi gợi niềm tự hào về quê hương.
Bộ sưu tập "Dream Weaving for Thousands Years" tái hiện chiều dài lịch sử và kết nối của Con đường Tơ lụa. Với sự kết hợp giữa nghệ thuật truyền thống và công nghệ hiện đại như projector và Leap Motion, tác phẩm tạo ra một trải nghiệm thị giác và tương tác độc đáo, nhắc nhở người xem về vai trò quan trọng của các địa điểm lịch sử trong giao lưu văn hóa và thương mại.
Xuyên suốt hành trình 3 ngày, từ 22/10 - 24/10/2024 sự kiện diễn ra sôi động với hơn 30 hoạt động học thuật, thực tiễn gồm: 5 bài tham luận chính (Keynote Speeches), 10 phiên thảo luận đặc biệt (Special Sessions), 5 phiên thảo luận song song (Parallel sessions), 5 Workshops.
Song song đó là các hoạt động của 9 triển lãm (Exhibitions), 1 chuyến kết nối di sản (Heritage Connection Trip), 1 buổi biểu diễn nghệ thuật (Tangible Performance), 1 ấn phẩm sách học thuật (Book Chapter)…
Go And Go Travel
“Một khi bị nhiễm niềm đam mê du lịch, chẳng có phương thuốc nào có thể hóa giải, và tôi biết rằng tôi sẽ hạnh phúc khi có căn bệnh này cho đến hết cuộc đời.” – Michael Palin