PGS.TS Trần Đăng Sinh - Nguyên Trưởng khoa Triết học, trường Đại học Sư Phạm Hà Nội, bày tỏ kỳ vọng về sự khởi sắc mà Diễn đàn Quảng bá & Phát triển Văn hóa - Du lịch - Sản vật địa phương Việt Nam – Trung Quốc mang lại, đặc biệt là ý tưởng “Giúp người dân làm giàu trên đất quê hương”.
Diễn đàn Quảng bá & Phát triển Văn hóa - Du lịch - Sản vật địa phương Việt Nam – Trung Quốc: “Làm giàu trên đất quê hương”, diễn ra trong hai ngày 25 và 26/11 tại Học viện Chính trị khu vực III, Đà Nẵng.
Sự kiện được tổ chức bởi Hội Triết học Việt Nam và Tập đoàn Truyền thông Halotimes, do mạng xã hội Soctrip tài trợ, với sự tham gia của hơn 100 nhà khoa học, nhà nghiên cứu chính trị và doanh nghiệp hàng đầu từ hai quốc gia.
Là một trong những nhà nghiên cứu tham dự Diễn đàn, PGS.TS Trần Đăng Sinh – Nguyên Trưởng khoa Triết học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Chi hội trưởng Chi hội Triết học khoa Triết học trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Ủy viên Ban thường vụ Hội Triết học Việt Nam, đã có chia sẻ về những kỳ vọng và sự kiện này mang lại.
PGS.TS Trần Đăng Sinh - Nguyên Trưởng khoa Triết học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Chi hội trưởng Chi hội Triết học khoa Triết học trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Ủy viên Ban thường vụ Hội Triết học Việt Nam.
Theo PGS.TS Trần Đăng Sinh, trong bối cảnh hội nhập và phát triển trên thế giới hiện nay, văn hóa và du lịch là một lĩnh vực được xem như cầu nối trong mối quan hệ hợp tác và phát triển bền vững của các quốc gia, dân tộc.
Trung Quốc và Việt Nam vốn đều có nền văn hóa phong phú, đa dạng, hai nước có truyền thống lâu đời trong giao lưu và tiếp biến văn hóa, lại là “làng xóm láng giềng” nên nhân dân hai nước có nhu cầu hợp tác và phát triển văn hóa, du lịch là điều dễ hiểu.
Hiện nay, quan hệ giữa hai nước Trung Quốc và Việt Nam đã là “quan hệ đối tác chiến lược toàn diện”. Đảng và Chính phủ hai nước đang hiện thực hóa chủ trương hợp tác văn hóa, du lịch, coi đó là sách lược phát triển bền vững. Đó chính là tiềm năng to lớn cho sự hợp tác phát triển văn hóa, du lịch của hai quốc gia trong bối cảnh hiện nay.
Bởi vậy, Diễn đàn được kỳ vọng sẽ góp phần làm cụ thể hóa, phong phú và đa dạng hơn sự quảng bá và phát triển văn hóa - du lịch – sản vật địa phương giữa Việt Nam và Trung Quốc.
“Người dân Việt Nam có thể đi tham quan, du lịch nhiều hơn những di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng của Trung Quốc như: Vạn lý trường thành, quảng trường Thiên An Môn, Di Hòa Viên, các thành phố vừa cổ kính, vừa hiện đại như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Nam Ninh, Quế Châu, …
Người dân Trung Quốc ngoài việc được thăm quan những thắng cảnh đẹp, và các di tích lịch sử, các di sản văn hóa vật thể, các sản phẩm văn hóa phi vật thể nổi tiếng như dân ca Quan họ Bắc Ninh, Hát văn, hò Huế, … còn có thể được thưởng thức các mặt hàng nông sản có giá trị của Việt Nam như: cà phê, vải thiều, sầu riêng, các hàng thủ công mỹ nghệ như gốm Bát Tràng, tranh sơn dầu…”, PGS.TS Trần Đăng Sinh chia sẻ.
Đặc biệt, ông đánh giá cao ý tưởng chủ đạo của diễn đàn lần này, đó là “Giúp người dân làm giàu trên đất quê hương”, được phát triển bởi Tập đoàn truyền thông Halotimes.
“Để khuyến khích thế hệ trẻ quan tâm hơn đến việc phát triển quê hương và văn hóa dân tộc, chính phủ mỗi nước cần có tầm nhìn chiến lược trong phát triển dài hạn, đầu tư thích đáng trong xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, mang đậm sắc thái truyền thống dân tộc.
Cần gắn việc hợp tác phát triển văn hóa, du lịch với các chủ thể, trong đó có đông đảo các tầng lớp nhân dân, coi họ vừa là chủ thể sáng tạo vừa là người thụ hưởng các sản phẩm của sự hợp tác, phát triển văn hóa, du lịch giữa hai nước. Người dân có thể làm giàu chính trên quê hương mình bằng các sản phẩm hợp tác, phát triển văn hóa, du lịch, các sản phẩm hàng hóa được coi là “đặc sản” của mỗi vùng đất, dân tộc”, PGS.TS Trần Đăng Sinh nhấn mạnh.
Du lịch nông nghiệp TP.HCM: Tiềm năng lớn, thách thức không nhỏDu lịch nông nghiệp đang ngày càng được chú ý như một hình thức du lịch mới mẻ và hấp dẫn, đặc biệt là trong bối...
Go And Go Travel
“Một khi bị nhiễm niềm đam mê du lịch, chẳng có phương thuốc nào có thể hóa giải, và tôi biết rằng tôi sẽ hạnh phúc khi có căn bệnh này cho đến hết cuộc đời.” – Michael Palin