TP Huế- Cuối tháng Giêng, loạt gốc mai bung nở vàng rực khắp khuôn viên chùa Quốc Ân, mang đến trải nghiệm thú vị cho du khách đến vãng cảnh. - VnExpress
DJI-20250220163117-0166-D-1740102123.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=9iek6bU-bLzdmX39zxBImw

Nằm dưới chân núi Bân, đường Đặng Huy Trứ, phường Trường An, chùa Quốc Ân có tên ban đầu là Vĩnh Ân, được xây dựng vào cuối thế kỷ XVII.

Năm 1689, chúa Nguyễn Phúc Thái đổi tên chùa thành Quốc Ân, ban "Sắc Tứ Quốc Ân Tự" nhằm ghi nhớ công ơn thiền sư sáng lập.

Chùa có kiến trúc theo lối chữ khẩu, mang đặc trưng của các công trình Phật giáo thời Nguyễn. Chính điện gồm 5 gian hai chái, mái lợp ngói liệt, bờ nóc, bờ quyết, nhiều chi tiết trang trí được khảm sành, sứ mang dấu ấn cung đình.

Nằm dưới chân núi Bân, đường Đặng Huy Trứ, phường Trường An, chùa Quốc Ân có tên ban đầu là Vĩnh Ân, được xây dựng vào cuối thế kỷ XVII.

Năm 1689, chúa Nguyễn Phúc Thái đổi tên chùa thành Quốc Ân, ban "Sắc Tứ Quốc Ân Tự" nhằm ghi nhớ công ơn thiền sư sáng lập.

Chùa có kiến trúc theo lối chữ khẩu, mang đặc trưng của các công trình Phật giáo thời Nguyễn. Chính điện gồm 5 gian hai chái, mái lợp ngói liệt, bờ nóc, bờ quyết, nhiều chi tiết trang trí được khảm sành, sứ mang dấu ấn cung đình.

DJI-20250220161711-0057-D-1740102642.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=DGO2K5mh9Z3JK_X4V_lfCw

Khuôn viên chùa rộng khoảng 5.000 m2, ngoài các công trình tôn giáo, chùa còn sở hữu hơn 200 gốc mai. Năm nay, do thời tiết không thuận lợi, không khí lạnh, mưa và sương muối kéo dài khiến mai nở muộn vào cuối tháng Giêng.

Một góc sân trước chính điện với hàng chục gốc mai khoe sắc, hôm 21/2.

Khuôn viên chùa rộng khoảng 5.000 m2, ngoài các công trình tôn giáo, chùa còn sở hữu hơn 200 gốc mai. Năm nay, do thời tiết không thuận lợi, không khí lạnh, mưa và sương muối kéo dài khiến mai nở muộn vào cuối tháng Giêng.

Một góc sân trước chính điện với hàng chục gốc mai khoe sắc, hôm 21/2.

IMGL0243-1-1740102267.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=6J2UoYT2hrAyIopgi6JAiQ

Mai vàng Huế còn gọi là hoàng mai hay lạp mai, có 5 cánh vàng đậm, bông nở dày xếp chồng lên nhau xen giữa những cánh lộc xanh.

Sách "Đại Nam Nhất Thống Chí" giới thiệu hoàng mai là giống cây bản địa quý hiếm ở kinh đô (Huế). Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa nhận định thú thưởng ngoạn mai vàng đã xuất hiện ở Huế hơn 700 năm gắn với sự ra đời của xứ Thuận Hóa.

Mai vàng Huế còn gọi là hoàng mai hay lạp mai, có 5 cánh vàng đậm, bông nở dày xếp chồng lên nhau xen giữa những cánh lộc xanh.

Sách "Đại Nam Nhất Thống Chí" giới thiệu hoàng mai là giống cây bản địa quý hiếm ở kinh đô (Huế). Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa nhận định thú thưởng ngoạn mai vàng đã xuất hiện ở Huế hơn 700 năm gắn với sự ra đời của xứ Thuận Hóa.

IMGL0205-1740104633.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=tdSVVI_azhkhrp5NGnVZAQ

Hoàng mai được trồng lâu đời từ trong cung đình, phủ đệ, sân đình, cửa chùa cho đến nhà dân. Người Huế trồng mai để làm đẹp không gian nhà ngày Tết và làm phong phú đời sống tinh thần.

Hoa mai một năm chỉ nở một lần vào mùa xuân, kéo dài trong khoảng 3 đến 5 ngày. Những cây được chăm sóc đúng kỹ thuật, nhiều búp có thể nở kéo dài trong một tháng.

Tại chùa Quốc Ân mai được trồng ở khắp khuôn viên, tập trung nhiều ở sân chùa, hậu điện và quanh các tượng phật.

Hoàng mai được trồng lâu đời từ trong cung đình, phủ đệ, sân đình, cửa chùa cho đến nhà dân. Người Huế trồng mai để làm đẹp không gian nhà ngày Tết và làm phong phú đời sống tinh thần.

Hoa mai một năm chỉ nở một lần vào mùa xuân, kéo dài trong khoảng 3 đến 5 ngày. Những cây được chăm sóc đúng kỹ thuật, nhiều búp có thể nở kéo dài trong một tháng.

Tại chùa Quốc Ân mai được trồng ở khắp khuôn viên, tập trung nhiều ở sân chùa, hậu điện và quanh các tượng phật.

IMGL0091-1740202069.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=8qQix7q91Hg4CrOxEIHNoQ

Đại đức Thích Minh Chơn, giám tự chùa Quốc Ân, cho biết hoàng mai nở muộn nhưng hoa nở đều, dày và đẹp nhất trong các năm. Ngoài 200 cây trưởng thành tuổi đời trên 10 năm, chùa vẫn tiếp tục ươm giống để trồng thêm trong năm tới.

Đại đức Thích Minh Chơn, giám tự chùa Quốc Ân, cho biết hoàng mai nở muộn nhưng hoa nở đều, dày và đẹp nhất trong các năm. Ngoài 200 cây trưởng thành tuổi đời trên 10 năm, chùa vẫn tiếp tục ươm giống để trồng thêm trong năm tới.

IMGL0179-1740102330.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=tZUfNP3OzxOD1BpRgxUVZA

Những bông mai vàng rực dưới nắng, tô điểm cho khung cảnh an tĩnh trong khuôn viên chùa.

Những bông mai vàng rực dưới nắng, tô điểm cho khung cảnh an tĩnh trong khuôn viên chùa.

IMGL0352-1740102343.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=U__OI4ohuDdAvYEcSfuHEA

Mai nở rộ gần am thờ nữ thần Thiên Y A Na và am thờ Ngũ Hàng.

Mai nở rộ gần am thờ nữ thần Thiên Y A Na và am thờ Ngũ Hàng.

IMGL0389-1740202087.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=hT4JRZ68xJotT26UMp_XjQ

Nhiều du khách thích thú chụp ảnh cùng hoàng mai, giới thiệu cho người thân về vườn mai nở rộ ở chùa vào cuối xuân.

Nhiều du khách thích thú chụp ảnh cùng hoàng mai, giới thiệu cho người thân về vườn mai nở rộ ở chùa vào cuối xuân.

IMGL0455-1740102277.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=hIJXL4RQLOIY88E5xfNxLQ

Đến chùa hôm 21/2, Mai Lam, sống ở TP Huế, cho biết bất ngờ khi thấy khuôn viên chùa tràn ngập sắc mai vàng. Lam gợi ý du khách đến Huế dịp này nên ghé chùa Quốc Ân để chiêm bái và vãng cảnh.

"Hoa mai nở rộ trong không gian cổ kính của chùa, mang lại cảm giác bình yên và thư thái", du khách 27 tuổi nói.

Đến chùa hôm 21/2, Mai Lam, sống ở TP Huế, cho biết bất ngờ khi thấy khuôn viên chùa tràn ngập sắc mai vàng. Lam gợi ý du khách đến Huế dịp này nên ghé chùa Quốc Ân để chiêm bái và vãng cảnh.

"Hoa mai nở rộ trong không gian cổ kính của chùa, mang lại cảm giác bình yên và thư thái", du khách 27 tuổi nói.

Tuấn Anh

Ảnh: Nguyễn Phong

mark

Go And Go Travel

“Một khi bị nhiễm niềm đam mê du lịch, chẳng có phương thuốc nào có thể hóa giải, và tôi biết rằng tôi sẽ hạnh phúc khi có căn bệnh này cho đến hết cuộc đời.” – Michael Palin

Từ khoá:
Social Network: