64 đôi bò đến từ An Giang, Kiên Giang đã có màn tranh tài sôi nổi tại hội đua bò Bảy Núi, làm mãn nhãn hàng chục nghìn du khách, người dân đến xem, sáng 29/9. - VnExpress
DSC00302-JPG-1727605045.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=px6F09jHuSsa5Ubzka4V_A

Hội thi đua bò lần 29 tổ chức dịp lễ Sene Dolta (lễ cúng ông bà) của người Khmer, từ 29/8 đến 1/9 âm lịch hằng năm tại vùng Bảy Núi. Đây là thời điểm người dân vùng núi chuẩn bị vụ lúa mới. Ban đầu nông dân từ các phum, sóc (xóm, làng) đưa bò đến cày ruộng miễn phí, làm công quả cho các chùa. Cày xong họ đua xem đôi bò nào nhanh, khỏe.

Đôi bò cày giỏi, chạy nhanh nhất được các sư, sãi thưởng đôi dây cà tha (lục lạc đeo cổ bò). Theo thời gian, đua bò Bảy Núi thành lễ hội truyền thống hằng năm của người Khmer ở An Giang và các tỉnh lân cận.

Hội thi đua bò lần 29 tổ chức dịp lễ Sene Dolta (lễ cúng ông bà) của người Khmer, từ 29/8 đến 1/9 âm lịch hằng năm tại vùng Bảy Núi. Đây là thời điểm người dân vùng núi chuẩn bị vụ lúa mới. Ban đầu nông dân từ các phum, sóc (xóm, làng) đưa bò đến cày ruộng miễn phí, làm công quả cho các chùa. Cày xong họ đua xem đôi bò nào nhanh, khỏe.

Đôi bò cày giỏi, chạy nhanh nhất được các sư, sãi thưởng đôi dây cà tha (lục lạc đeo cổ bò). Theo thời gian, đua bò Bảy Núi thành lễ hội truyền thống hằng năm của người Khmer ở An Giang và các tỉnh lân cận.

dsc00585-jpg-1727605047-1727605120-1727605149.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=lFpqOhPTAkmmtMsKhiunwQ

Nài bò (người điều khiển) liên tục thúc giục để đôi bò bứt tốc về đích.

Về thể thức thi đấu, các chủ bò bốc thăm chọn đôi bò đi trước, đi sau. Ở vòng hô (2/3 đoạn đường đua), đôi bò nào chạy tạt ra khỏi đường đua hoặc đôi bò sau giẫm lên giàn bừa đôi trước sẽ bị loại.

Riêng vòng thả (1/3 còn lại), đôi bò sau chỉ cần giẫm được bừa của đôi trước là thắng cuộc. Nài phải đứng vững, sẽ bị loại nếu ngã hoặc rơi ra khỏi giàn bừa trong khi đua.

Nài bò (người điều khiển) liên tục thúc giục để đôi bò bứt tốc về đích.

Về thể thức thi đấu, các chủ bò bốc thăm chọn đôi bò đi trước, đi sau. Ở vòng hô (2/3 đoạn đường đua), đôi bò nào chạy tạt ra khỏi đường đua hoặc đôi bò sau giẫm lên giàn bừa đôi trước sẽ bị loại.

Riêng vòng thả (1/3 còn lại), đôi bò sau chỉ cần giẫm được bừa của đôi trước là thắng cuộc. Nài phải đứng vững, sẽ bị loại nếu ngã hoặc rơi ra khỏi giàn bừa trong khi đua.

DSC00361-JPG-1727592741.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=DEqPfTrbo9wl9gj-A18TWg

Đôi bò leo hẳn lên lề khiến nhiều khán giả phải nhanh chân né tránh.

Ông Chau Dol, nhà ở Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, cho biết năm nào cũng đi xem đua bò. Ông nhận xét năm nay nhiều cặp đấu cân sức, khiến cuộc đua rất quyết liệt.

"Bò khỏe, nài cũng phải giỏi và có chiến thuật mới chiến thắng. Năm nay hội đua rất hay dù trời hơi nắng'', ông Dol cười nói.

Đôi bò leo hẳn lên lề khiến nhiều khán giả phải nhanh chân né tránh.

Ông Chau Dol, nhà ở Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, cho biết năm nào cũng đi xem đua bò. Ông nhận xét năm nay nhiều cặp đấu cân sức, khiến cuộc đua rất quyết liệt.

"Bò khỏe, nài cũng phải giỏi và có chiến thuật mới chiến thắng. Năm nay hội đua rất hay dù trời hơi nắng'', ông Dol cười nói.

DSC01134-JPG-1727602943.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=xl40G69agWYIbiBZ8R1X7Q

Suốt các trận tranh tài, khán giả cổ vũ nồng nhiệt và thỏa sức cười những lúc bò ''ăn vạ'' không chịu đua hoặc lao lên sân để ''chào hỏi'' khán giả.

Theo ban tổ chức, khoảng 20.000 khách đã đến theo dõi hội đua bò năm nay.

Suốt các trận tranh tài, khán giả cổ vũ nồng nhiệt và thỏa sức cười những lúc bò ''ăn vạ'' không chịu đua hoặc lao lên sân để ''chào hỏi'' khán giả.

Theo ban tổ chức, khoảng 20.000 khách đã đến theo dõi hội đua bò năm nay.

DSC00615-JPG-1727592743.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=mldaKQPqtsCwOWZYm-IJWw

Vượt hơn 80 km, anh Dương Ngọc Minh (ảnh), quê huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang cùng vợ đến hội đua bò từ sáng sớm. Lần thứ hai xem đua bò, anh cho biết các màn tranh tài khiến anh không thể rời mắt. ''Hơi tiếc vì các đôi bò của tỉnh nhà bị loại, song tôi sẽ cổ vũ các đôi đến cuối cùng'', anh Minh nói.

Ông Quách Phiến - Việt kiều Mỹ, cho biết năm nào cũng về quê nhưng đây là lần đầu trùng dịp đua bò. Sáng sớm, ông mang theo máy ảnh đến hội đua bò săn hình, dự định ''khoe'' với đồng hương. ''Không khí rất náo nhiệt, ban tổ chức sắp xếp rất chỉn chu'', ông Phiến nói.

Vượt hơn 80 km, anh Dương Ngọc Minh (ảnh), quê huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang cùng vợ đến hội đua bò từ sáng sớm. Lần thứ hai xem đua bò, anh cho biết các màn tranh tài khiến anh không thể rời mắt. ''Hơi tiếc vì các đôi bò của tỉnh nhà bị loại, song tôi sẽ cổ vũ các đôi đến cuối cùng'', anh Minh nói.

Ông Quách Phiến - Việt kiều Mỹ, cho biết năm nào cũng về quê nhưng đây là lần đầu trùng dịp đua bò. Sáng sớm, ông mang theo máy ảnh đến hội đua bò săn hình, dự định ''khoe'' với đồng hương. ''Không khí rất náo nhiệt, ban tổ chức sắp xếp rất chỉn chu'', ông Phiến nói.

DSC00692-JPG-1727592745.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=zowh190xRB9auvQVDWAxeg

Một vài khán giả leo lên cây để dễ quan sát các trận thi đấu.

Một vài khán giả leo lên cây để dễ quan sát các trận thi đấu.

DSC00422-JPG-1727592747.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=aFLP14CtJa1sRJ6j9rZlUA

Hội đua bò thu hút nhiều nhiếp ảnh gia khắp các tỉnh thành đến săn ảnh.

Hội đua bò thu hút nhiều nhiếp ảnh gia khắp các tỉnh thành đến săn ảnh.

DSC00505-JPG-1727592748.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=pJkclDtyn1S0Gz2WEEbfoA

Một chú bò "đình công" không chịu thi đấu buộc nài bò phải dẫn riêng từng con ra khỏi sân. "Sự cố" tạo nhiều tiếng cười cho khán giả.

Một chú bò "đình công" không chịu thi đấu buộc nài bò phải dẫn riêng từng con ra khỏi sân. "Sự cố" tạo nhiều tiếng cười cho khán giả.

chien-thang-JPG-1727602947.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=lemgxnEeQG53lXVzvPfl-A

Khoảnh khắc chiến thắng chung cuộc của đôi bò số 52 đến từ xã An Phú, huyện Tịnh Biên, An Giang.

Chủ đôi bò giành chiến thắng trong vòng chung kết được thưởng tiền mặt và xe máy từ ban tổ chức. Các đôi bò thắng và thua đều không bị xẻ thịt. Chủ bò sẽ chăm sóc cho chúng lại sức, tiếp tục cày bừa như thường ngày.

Ông Nguyễn Xuân Bằng, Giám đốc Đài Phát thanh Truyền hình An Giang - Trưởng ban tổ chức, cho biết qua 28 lần, hội đua bò Bảy Núi đã trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer, thu hút sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước.

Năm 2016, lễ hội đua bò Bảy Núi được Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Khoảnh khắc chiến thắng chung cuộc của đôi bò số 52 đến từ xã An Phú, huyện Tịnh Biên, An Giang.

Chủ đôi bò giành chiến thắng trong vòng chung kết được thưởng tiền mặt và xe máy từ ban tổ chức. Các đôi bò thắng và thua đều không bị xẻ thịt. Chủ bò sẽ chăm sóc cho chúng lại sức, tiếp tục cày bừa như thường ngày.

Ông Nguyễn Xuân Bằng, Giám đốc Đài Phát thanh Truyền hình An Giang - Trưởng ban tổ chức, cho biết qua 28 lần, hội đua bò Bảy Núi đã trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer, thu hút sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước.

Năm 2016, lễ hội đua bò Bảy Núi được Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

DSC00852-JPG-1727602945.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=nHFwwqL1OkQ3KV4UxVxDkw

Khán giả tràn ra chúc mừng chủ đôi bò thắng cuộc.

Khán giả tràn ra chúc mừng chủ đôi bò thắng cuộc.

DJI-0736-JPG-1727602941.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=WHoHa7F4aoWICqRdSJi11w

Toàn cảnh sân đua bò huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang - ngay cạnh chùa Thơ Mít, nơi tập trung hàng nghìn người cổ vũ.

Toàn cảnh sân đua bò huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang - ngay cạnh chùa Thơ Mít, nơi tập trung hàng nghìn người cổ vũ.

Ngọc Tài

Mời độc giả gửi bài, câu hỏi tại đây hoặc về [email protected]
mark

Go And Go Travel

“Một khi bị nhiễm niềm đam mê du lịch, chẳng có phương thuốc nào có thể hóa giải, và tôi biết rằng tôi sẽ hạnh phúc khi có căn bệnh này cho đến hết cuộc đời.” – Michael Palin

Từ khoá:
Social Network: