Từ chiếc bánh chỉ có vào dịp Tết, ngày nay bánh ngải trở thành món ăn vặt yêu thích của không chỉ người Lạng Sơn.
Món bánh ngải thơm ngon và tốt cho sức khoẻ có nguồn gốc từ đồng bào Tày.
Lạng Sơn là miền đất có nhiều món ăn mà khi đã thưởng thức bạn sẽ không bao giờ quên. Đó là vịt quay, heo quay, phở chua, khâu nhục... Và, miền đất đặc biệt này còn có món bánh truyền thống rất gây thương nhớ: bánh ngải.
Chiếc bánh có màu xanh hoàn toàn từ màu tự nhiên của lá ngải cứu.
Bánh ngải thực chất là tên gọi tắt của bánh ngải cứu - món ăn ngày xưa chỉ có trong dịp Tết, thanh minh, rằm tháng 7 hoặc lễ hội của người Tày xứ Lạng. Vào mỗi dịp xuân về, với người Tày, món bánh ngải có giá trị tương tự bánh chưng - bánh tét của người Kinh.
Tuy nhiên giờ đây, bạn có thể mua loại bánh này ở bất kỳ ngày nào. Bởi bánh ngải đã trở thành món ăn vặt yêu thích của nhiều người.
Để làm món bánh ngải thì nguyên liệu không nhiều nhưng việc chế biến không cầu kỳ. Đầu tiên là ngải cứu. Xưa, người Tay làm bánh ngải vì trong vườn của bà con có sẵn rất nhiều loại rau này. Lá ngải cứu được chọn là những ngọn non. Khi đã rửa sạch, ngải cứu được đun với nước tro, sao cho nhừ mà vẫn giữ được màu xanh đẹp mắt. Lá được ninh nhừ xong sẽ vớt ra, giã nhuyễn.
Ngải cứu được chọn là phần ngọn non nên khi làm bánh không có vị đắng.
Nguyên liệu thứ 2 là nếp. Nếp nương của đồng bào vùng cao là " số 1 về độ ngon, thơm, dẻo". Nếp được đồ thành xôi. Sau khi xôi chín sẽ được giã cùng với lá ngải đã ninh nhừ từ trước. Đây là công đoạn khá "mất sức", vì người thợ hoàn toàn phải giã bằng tay. Sau khi giã nhuyễn, nếp và ngải cứu sẽ quyện vào nhau và dùng để làm vỏ bánh.
Nhân bánh ngải thường được làm 3 kiểu: nhân đậu xanh, nhân vừng đen (hoặc vừng trắng) và nhân lạc. Mỗi loại nhân mang một cảm nhận khác nhau, nhưng về cơ bản loại nào cũng rất dễ ăn. Thường, nhân vừng là được yêu thích hơn cả.
Bánh nhân vừng được nhiều người thích ăn hơn cả.
Vỏ bánh mềm dẻo, nhân thơm bùi rất dễ ăn.
Đặc biệt, đường để làm bánh ngải thường là đường phên nên khi ăn bạn sẽ không lo lắng về chất lượng đường. Ngải cứu là một loại lá có vị thuốc tốt cho sức khoẻ, vì vậy, đây không chỉ là món ăn mà còn có công dụng tuyệt vời đối với những người suy nhược, điều hoà kinh nguyệt, làm đẹp da, phục hồi xương khớp, giải cúm…
Với các công đoạn làm bánh, ngày xưa người Tày làm như thế nào thì đến bây giờ vẫn vậy. Các khâu từ hái lá ngải cứu, chọn nếp, giã nếp, giã vỏ bánh cho đến nặn và gói bánh đều hoàn toàn làm thủ công, tỉ mỉ, thô sơ nhưng chiếc bánh rất xinh.
Ngày nay các công đoạn làm bánh vẫn hoàn toàn là thủ công.
Bánh được gói bằng lá chuối hoặc lá dong rất truyền thống. Không như nhiều loại bánh hiện nay bọc bằng nilon.
Một điều thú vị của chiếc bánh ngải Lạng Sơn là bánh có hương vị rất thơm ngon và dễ ăn. Nhiều người trước khi ăn thường lầm tưởng rằng vị ngải cứu nên sẽ đắng, khó ăn. Nhưng không, sự hòa quyện giữa ngải cứu, nếp và nhân bánh đã mang lại vị dịu mát, có chút tê tê nhẫn nhẫn, phần nhân ngọt đậm đà và bùi nên rất thơm ngon.
Ngải cứu rất tốt cho sức khoẻ nên bánh ngải cũng có công dụng tương tự.
Chính vị hương vị lạ, ngọt ngào, thơm bùi nên trải qua bao đời, đến ngày nay khi xã hội rất phát triển chiếc bánh ngải truyền thống vẫn được bao người yêu thích. Chiếc bánh cũng là một món ăn chay, không phụ gia, không chất bảo quản nên người ăn rất an tâm.
Khi đến, Lạng Sơn bạn có thể đặt mua trên mạng vì có rất nhiều người bán. Ngoài ra, tại chợ Đông Kinh, Chi Lăng hoặc bất kỳ điểm du lịch nào tại Lạng Sơn bạn đểu có thể tìm mua trực tiếp.
Thậm chí không cần lên xứ Lạng, mà ở ngay các tỉnh, bạn vẫn có thể mua những chiếc bánh ngải đẹp mắt với giá khoảng 40.000-65.000 đồng/cọc 10 chiếc.
Go And Go Travel
“Một khi bị nhiễm niềm đam mê du lịch, chẳng có phương thuốc nào có thể hóa giải, và tôi biết rằng tôi sẽ hạnh phúc khi có căn bệnh này cho đến hết cuộc đời.” – Michael Palin