Bình Định- 29 đoàn lân sư rồng cả nước quy tụ về TP Quy Nhơn thể hiện những màn múa mạnh mẽ, uyển chuyển làm mãn nhã hàng nghìn du khách và người địa phương. - VnExpress
toan-canh-1724046199.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=TqgQKyor_rFiLUXjIOGZIg

Liên hoan Lân, sư, rồng đất Võ Quy Nhơn - Bình Ðịnh lần thứ III năm 2024 diễn ra từ ngày 16/8 đến 18/8 tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành do UBND TP Quy Nhơn tổ chức, thu hút hàng nghìn người dân và du khách.

Liên hoan Lân, sư, rồng đất Võ Quy Nhơn - Bình Ðịnh lần thứ III năm 2024 diễn ra từ ngày 16/8 đến 18/8 tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành do UBND TP Quy Nhơn tổ chức, thu hút hàng nghìn người dân và du khách.

z5741308364801-8d47dfd555f5336519750fcfd57e8eff-1724044321.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=FTsXlpKzVp4IupHumLIzWA

Liên hoan có 29 đoàn, đội, câu lạc bộ Lân, Sư, Rồng cả nước tham gia với ba thể loại thi đấu là: Địa bửu (18 đoàn), Rồng truyền thống (6 đoàn) và Mai hoa thung (20 đoàn).

Trong ảnh là múa lân Mai Hoa Thung. Thể loại này xuất phát từ một công phu tập luyện võ thuật nổi tiếng của võ thuật Trung Hoa, nhằm luyện cho thân thể cùng bộ pháp linh động, chính xác trên các cọc cây.

Liên hoan có 29 đoàn, đội, câu lạc bộ Lân, Sư, Rồng cả nước tham gia với ba thể loại thi đấu là: Địa bửu (18 đoàn), Rồng truyền thống (6 đoàn) và Mai hoa thung (20 đoàn).

Trong ảnh là múa lân Mai Hoa Thung. Thể loại này xuất phát từ một công phu tập luyện võ thuật nổi tiếng của võ thuật Trung Hoa, nhằm luyện cho thân thể cùng bộ pháp linh động, chính xác trên các cọc cây.

z5741308486563-10f24297551e49682db5f1cea05c6d99-1724044323.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=cFaiqTIuqSJw61s5FsVTvQ

Ông Huỳnh Hoài Chung - Đoàn lân sư rồng Chung Huy Đường (TP HCM) cho biết, để biểu diễn Mai Hoa Thung, ban đầu các bạn trẻ tập nhảy, sau đó tập thế, tấn, bộ hình, bộ pháp; sau đó mới tập múa đầu lân, kết hợp đánh đống.

Màn trình diễn sử dụng giàn với các cọc sắt có đĩa đứng cao 1-3 m vừa làm người xem hứng thú vừa có những pha thót tim.

Ông Huỳnh Hoài Chung - Đoàn lân sư rồng Chung Huy Đường (TP HCM) cho biết, để biểu diễn Mai Hoa Thung, ban đầu các bạn trẻ tập nhảy, sau đó tập thế, tấn, bộ hình, bộ pháp; sau đó mới tập múa đầu lân, kết hợp đánh đống.

Màn trình diễn sử dụng giàn với các cọc sắt có đĩa đứng cao 1-3 m vừa làm người xem hứng thú vừa có những pha thót tim.

z5741308695142-39485840a954a71a382768eb81fb29ae-1724044324.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=w34ar5M7Q-fy-8FkhGbPNw

Hai thành viên đoàn lân Miếu Bảy Bà ở An Giang biểu diễn Mai Hoa Thung với con lân trắng.

Các trọng tài cho rằng Mai Hoa Thung là phần đặc sắc nhất của nghệ thuật múa lân sư rồng vì đòi hỏi yếu tố kỹ thuật cao và yếu tố kể chuyện trong mỗi phần trình diễn.

Hai thành viên đoàn lân Miếu Bảy Bà ở An Giang biểu diễn Mai Hoa Thung với con lân trắng.

Các trọng tài cho rằng Mai Hoa Thung là phần đặc sắc nhất của nghệ thuật múa lân sư rồng vì đòi hỏi yếu tố kỹ thuật cao và yếu tố kể chuyện trong mỗi phần trình diễn.

dia-buu-final-1724046207.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=eZrU2hEXNaobYNso5E5rZw

Múa lân Địa Bửu, nghĩa là trận pháp dưới mặt đất. Các đoàn lân có thể tự sáng tạo ra chủ đề cụ thể như "Lân bắt bò cạp", "Lân đại phá tửu quán" hay "Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung"…

Loại hình này không có sự sự mạo hiểm như Mai Hoa Thung nhưng đòi hỏi người biểu diễn phải thể hiện sao cho người xem hiểu được câu chuyện, thần thái, cảm xúc của chú lân một cách tự nhiên nhất.

Múa lân Địa Bửu, nghĩa là trận pháp dưới mặt đất. Các đoàn lân có thể tự sáng tạo ra chủ đề cụ thể như "Lân bắt bò cạp", "Lân đại phá tửu quán" hay "Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung"…

Loại hình này không có sự sự mạo hiểm như Mai Hoa Thung nhưng đòi hỏi người biểu diễn phải thể hiện sao cho người xem hiểu được câu chuyện, thần thái, cảm xúc của chú lân một cách tự nhiên nhất.

dia-buu-3-1724046206.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=eFr3uTnmO0PuUABFYNcUMw

Người cầm đầu lân ngoài am hiểu, phải nhuần nhuyễn, tinh tế trong việc các kết hợp các yếu tố của đầu lân như mắt, tai, miệng thật khớp với tiếng trống.

Mỗi bài "Lân Địa Bửu" chỉ diễn ra trong khoảng 10 phút nhưng quá trình tập luyện kéo dài hàng tháng.

Người cầm đầu lân ngoài am hiểu, phải nhuần nhuyễn, tinh tế trong việc các kết hợp các yếu tố của đầu lân như mắt, tai, miệng thật khớp với tiếng trống.

Mỗi bài "Lân Địa Bửu" chỉ diễn ra trong khoảng 10 phút nhưng quá trình tập luyện kéo dài hàng tháng.

z5740704760406-fdd259bcf39a0de03c2d0e69fa7e51b2-1724046202.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=sg2QTwhsAFoAZzOVXTqjDQ

Nữ diễn viên thuộc đoàn Tài Anh, tỉnh An Giang đánh chiêng (đánh lò) phục vụ cho bài múa Địa Bửu.

Nữ diễn viên thuộc đoàn Tài Anh, tỉnh An Giang đánh chiêng (đánh lò) phục vụ cho bài múa Địa Bửu.

z5740704952450-c3f9f48e6b635a76efae3653c330ee4c-1724044326.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=woscWTtXRPLe0-GlvvsFkA

Các thành viên trong đoàn múa lân cần có thể lực tốt để uốn mình theo nhịp điệu của rồng, được khơi nguồn từ nhịp trống dồn.

Các thành viên trong đoàn múa lân cần có thể lực tốt để uốn mình theo nhịp điệu của rồng, được khơi nguồn từ nhịp trống dồn.

z5740704939940-321e715b65a3b23caccfc772273ccbec-1724044327.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=Gzp7HS6MvEbWCWm1sarPDQ

Sau 2 ngày biểu diễn, Ban tổ chức đã xếp hạng và trao giải cho các đoàn.

Ở nội dung Mai Hoa Thung, ba đoàn xếp hạng Nhất, Nhì, Ba là: Chung Huy (TP HCM), Quang Nghệ (Bình Dương) và Miếu Bảy Bà (An Giang).

Ở nội dung Địa Bửu, dẫn đầu là đoàn Quang Nghệ (Bình Dương), thứ nhì là đoàn Phước Anh (Bình Dương), đoàn Tuấn Nghĩa (Đà Nẵng) xếp hạng ba.

Ở nội dung Múa rồng, đội Phát Nghĩa Đường (An Giang) xếp hạng nhất.

Sau 2 ngày biểu diễn, Ban tổ chức đã xếp hạng và trao giải cho các đoàn.

Ở nội dung Mai Hoa Thung, ba đoàn xếp hạng Nhất, Nhì, Ba là: Chung Huy (TP HCM), Quang Nghệ (Bình Dương) và Miếu Bảy Bà (An Giang).

Ở nội dung Địa Bửu, dẫn đầu là đoàn Quang Nghệ (Bình Dương), thứ nhì là đoàn Phước Anh (Bình Dương), đoàn Tuấn Nghĩa (Đà Nẵng) xếp hạng ba.

Ở nội dung Múa rồng, đội Phát Nghĩa Đường (An Giang) xếp hạng nhất.

z5740704981500-ab20068bec84d9877420a7e196115d42-1724046201.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=nyNKwhpyng8vhvVFqQmjLw

Múa lân sư rồng là nghệ thuật truyền thống của người Á Đông, với quan niệm xua đi xui rủi, mang lại may mắn. UBND TP Quy Nhơn cho biết liên hoan nhằm tạo sân chơi, giữ gìn và phát huy loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc; tạo món ăn tinh thần cho đời sống người dân, thu hút du khách. Địa phương này dự kiến sẽ mở rộng quy mô, tổ chức Liên hoan lân sư rồng quốc tế trong những năm tới.

Múa lân sư rồng là nghệ thuật truyền thống của người Á Đông, với quan niệm xua đi xui rủi, mang lại may mắn. UBND TP Quy Nhơn cho biết liên hoan nhằm tạo sân chơi, giữ gìn và phát huy loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc; tạo món ăn tinh thần cho đời sống người dân, thu hút du khách. Địa phương này dự kiến sẽ mở rộng quy mô, tổ chức Liên hoan lân sư rồng quốc tế trong những năm tới.

Nguyễn Phan Dũng Nhân

Mời độc giả gửi bài, câu hỏi tại đây hoặc về [email protected]
mark

Go And Go Travel

“Một khi bị nhiễm niềm đam mê du lịch, chẳng có phương thuốc nào có thể hóa giải, và tôi biết rằng tôi sẽ hạnh phúc khi có căn bệnh này cho đến hết cuộc đời.” – Michael Palin

Từ khoá:
Social Network: