Đầu tháng 3, một số bản làng vùng núi phía Bắc bước vào mùa hoa sơn tra (hoa táo mèo). Theo Cục Du lịch Quốc gia, bản Lùng Cúng, nằm dưới chân đỉnh Lùng Cúng (2.913 m), đỉnh cao nhất nằm trong dãy Hoàng Liên Sơn được coi là "thủ phủ của cây sơn tra" của huyện Mù Cang Chải. Lùng Cúng tập trung nhiều gốc cây lâu năm trong số hơn 6.000 cây được trồng ở Mù Cang Chải và cho quả thơm ngon có tiếng.
Đầu tháng 3, một số bản làng vùng núi phía Bắc bước vào mùa hoa sơn tra (hoa táo mèo). Theo Cục Du lịch Quốc gia, bản Lùng Cúng, nằm dưới chân đỉnh Lùng Cúng (2.913 m), đỉnh cao nhất nằm trong dãy Hoàng Liên Sơn được coi là "thủ phủ của cây sơn tra" của huyện Mù Cang Chải. Lùng Cúng tập trung nhiều gốc cây lâu năm trong số hơn 6.000 cây được trồng ở Mù Cang Chải và cho quả thơm ngon có tiếng.
Biết đến mùa hoa sơn tra ở bản Lùng Cúng qua lời kể của porter bản địa, anh Nguyễn Trọng Cung, Thái Bình, hiện làm du lịch đã đến đây vào ngày 9/3.
Anh Cung di chuyển bằng xe máy hơn 2 giờ qua quãng đường khoảng 30 km, từ xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn. Đường khá khó đi, nhiều chỗ xóc, du khách có thể đi xe máy một mình nếu tay lái vững hoặc thuê xe ôm bản địa chở vào.
Biết đến mùa hoa sơn tra ở bản Lùng Cúng qua lời kể của porter bản địa, anh Nguyễn Trọng Cung, Thái Bình, hiện làm du lịch đã đến đây vào ngày 9/3.
Anh Cung di chuyển bằng xe máy hơn 2 giờ qua quãng đường khoảng 30 km, từ xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn. Đường khá khó đi, nhiều chỗ xóc, du khách có thể đi xe máy một mình nếu tay lái vững hoặc thuê xe ôm bản địa chở vào.
Thời điểm anh Cung đến bản, những cây hoa sơn tra cổ thụ trồng rải rác trong bản, trên các sườn đồi đã bước vào độ đẹp nhất.
Ngoài trồng lấy quả, cây sơn tra còn được xác định là cây rừng phòng hộ đa mục đích ở vùng cao Mù Cang Chải, theo Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam.
Thời điểm anh Cung đến bản, những cây hoa sơn tra cổ thụ trồng rải rác trong bản, trên các sườn đồi đã bước vào độ đẹp nhất.
Ngoài trồng lấy quả, cây sơn tra còn được xác định là cây rừng phòng hộ đa mục đích ở vùng cao Mù Cang Chải, theo Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam.
Hoa sơn tra ở Lùng Cúng khi bung nở sẽ nhìn thấy rõ 5 cánh tròn màu trắng ngà, đầu nhụy hoa từ màu vàng ngả dần sang màu nâu đất đến khi tàn. Mỗi mùa hoa kéo dài khoảng 20 - 30 ngày. Năm nay mùa hoa ở Lùng Cúng kéo dài đến gần cuối tháng 3.
Hoa sơn tra ở Lùng Cúng khi bung nở sẽ nhìn thấy rõ 5 cánh tròn màu trắng ngà, đầu nhụy hoa từ màu vàng ngả dần sang màu nâu đất đến khi tàn. Mỗi mùa hoa kéo dài khoảng 20 - 30 ngày. Năm nay mùa hoa ở Lùng Cúng kéo dài đến gần cuối tháng 3.
Anh Cung ấn tượng với Lùng Cúng bởi cảnh núi non hoang sơ, hùng vĩ và yên bình.
Anh Cung ấn tượng với Lùng Cúng bởi cảnh núi non hoang sơ, hùng vĩ và yên bình.
Nằm dưới đỉnh Lùng Cúng nổi tiếng nhưng bản Lùng Cúng chưa có homestay và dịch vụ du lịch, chưa có công ty lữ hành đưa khách đến bản. Nhờ vậy, anh Cung có thể ghi lại những khung cảnh hoang sơ, bình yên trong mùa hoa sơn tra.
Nằm dưới đỉnh Lùng Cúng nổi tiếng nhưng bản Lùng Cúng chưa có homestay và dịch vụ du lịch, chưa có công ty lữ hành đưa khách đến bản. Nhờ vậy, anh Cung có thể ghi lại những khung cảnh hoang sơ, bình yên trong mùa hoa sơn tra.
Nếu muốn ngắm hoa sơn tra ở đây, anh Cung khuyên du khách nên tranh thủ thời gian đến bản vào cuối tuần này, vì hoa đang chuẩn bị tàn. Sau mùa hoa tớ dày, hoa mận, hoa đào, "hoa sơn tra trắng như lời chào cuối cùng của mùa xuân Mù Cang Chải trước khi chuyển mùa", anh Cung nói.
Nếu muốn ngắm hoa sơn tra ở đây, anh Cung khuyên du khách nên tranh thủ thời gian đến bản vào cuối tuần này, vì hoa đang chuẩn bị tàn. Sau mùa hoa tớ dày, hoa mận, hoa đào, "hoa sơn tra trắng như lời chào cuối cùng của mùa xuân Mù Cang Chải trước khi chuyển mùa", anh Cung nói.
Quỳnh Mai
Ảnh: Nguyễn Trọng Cung
- Cẩm nang du lịch Yên Bái
- 48 giờ ở Tú Lệ và Mù Cang Chải
- Hoa tớ dày nở rộ ở Mù Cang Chải
- Mù Cang Chải được định hướng là khu du lịch quốc gia
- Cắm trại ở Mù Cang Chải ngắm mùa lúa chín
Go And Go Travel
“Một khi bị nhiễm niềm đam mê du lịch, chẳng có phương thuốc nào có thể hóa giải, và tôi biết rằng tôi sẽ hạnh phúc khi có căn bệnh này cho đến hết cuộc đời.” – Michael Palin