Nữ du khách U70 tự hào vì được chứng kiến nhiều khung cảnh để đời về rừng cây bao báp, những con vượn cáo quý hiếm sau chuyến đi Madagascar. - VnExpress
348a9927-enhanced-nr-1732335959-1732336107-1732336151.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=DbBdRM93lYnO1HBguAUR0Q

Bà Nguyễn Thị Minh Hải (ảnh), 66 tuổi, kết thúc chuyến đi Madagascar đầu tháng 11 với tổng chi phí hơn 100 triệu đồng. Bà từng đi một số nước châu Phi như Namibia, Kenya, Nam Phi và từ lâu đã ấp ủ giấc mơ tới Madagascar để ngắm bao báp (baobab) cùng loài vượn cáo có trong sách Đỏ.

Bà Nguyễn Thị Minh Hải (ảnh), 66 tuổi, kết thúc chuyến đi Madagascar đầu tháng 11 với tổng chi phí hơn 100 triệu đồng. Bà từng đi một số nước châu Phi như Namibia, Kenya, Nam Phi và từ lâu đã ấp ủ giấc mơ tới Madagascar để ngắm bao báp (baobab) cùng loài vượn cáo có trong sách Đỏ.

dji-20241108101639-0864-d-1732336748-1732337033-1732339231.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=jpGbOzW3IqIdUaskMxuFTA

Toàn cảnh một khu rừng bao báp nhìn từ trên cao, phía xa có thể thấy loài cỏ đỏ đặc trưng của Madagascar.

Thuộc chi Adansonia, bao báp có 8 loài riêng biệt phân bố ở Australia, châu Phi, tây nam châu Á và Madagascar. Một giả thuyết về lý do cây bao báp có phạm vi phân bố rộng như vậy là chúng đã tồn tại trước khi siêu lục địa Pangea tách ra, theo IFL Science.

Toàn cảnh một khu rừng bao báp nhìn từ trên cao, phía xa có thể thấy loài cỏ đỏ đặc trưng của Madagascar.

Thuộc chi Adansonia, bao báp có 8 loài riêng biệt phân bố ở Australia, châu Phi, tây nam châu Á và Madagascar. Một giả thuyết về lý do cây bao báp có phạm vi phân bố rộng như vậy là chúng đã tồn tại trước khi siêu lục địa Pangea tách ra, theo IFL Science.

dji-20241108072504-0593-d-1732336170-1732336198-1732336839.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=Bf_v5lPRr0fywlSMzvI7Eg

"Những cây bao báp sừng sững khiến tôi choáng ngợp khi lần đầu thấy", bà nói.

Thông thường, một cây bao báp có thể sống tới 3.000 năm. Khi già, thân cây sẽ mục từ bên trong rồi đổ xuống.

"Những cây bao báp sừng sững khiến tôi choáng ngợp khi lần đầu thấy", bà nói.

Thông thường, một cây bao báp có thể sống tới 3.000 năm. Khi già, thân cây sẽ mục từ bên trong rồi đổ xuống.

dji-20241106215215-0264-d-1732337062-1732337147-1732338329-1732339232.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=59eJw-i8vfW0z0TQLQIfXg

Hầu như đi bất kỳ đâu ở Madagascar, nữ du khách cũng trông thấy bao báp - trong hình là một số cây còn nhỏ. Những cây to có chiều cao tới 30 m và đường kính ngang chiếc xe buýt.

Hầu như đi bất kỳ đâu ở Madagascar, nữ du khách cũng trông thấy bao báp - trong hình là một số cây còn nhỏ. Những cây to có chiều cao tới 30 m và đường kính ngang chiếc xe buýt.

dji-20241108101328-0844-d-1732337064-1732338670-1732339233.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=7L2R_k3BsFWEQgMrGWZK-g

Nữ du khách cũng bất ngờ khi nhìn thấy loài bao báp lùn, một biến thể của loài với hình thù vui mắt.

Nữ du khách cũng bất ngờ khi nhìn thấy loài bao báp lùn, một biến thể của loài với hình thù vui mắt.

dji-20241110093622-0344-d-1732339109-1732339140-1732339235.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=PjCuLB17eEdKnqm1g0U7Jw

Trong hình là đại lộ bao báp, nơi bà Hải thích nhất trong hành trình. Theo World Atlast, đây là con đường nổi tiếng ở phía tây Madagascar, nơi có hàng loạt cây bao báp Grandidier (Adansonia grandidieri) mọc dọc hai bên.

Những cây bao báp ở đây cao khoảng 30 m, là tàn dư của khu rừng nhiệt đới từng tồn tại ở khu vực này. Theo thời gian, rừng bị chặt phá để lấy đất canh tác, chỉ còn lại những cây bao báp được người dân địa phương bảo tồn vì giá trị văn hóa và kinh tế của chúng. Đại lộ trở thành điểm thu hút du khách quốc tế, góp phần thúc đẩy du lịch trong khu vực.

"Khu bao báp lùn ít khách, đứng đâu chụp cũng được nhưng đại lộ lại rất đông khách tới xem bao báp, ngắm bình minh", bà nói.

Trong hình là đại lộ bao báp, nơi bà Hải thích nhất trong hành trình. Theo World Atlast, đây là con đường nổi tiếng ở phía tây Madagascar, nơi có hàng loạt cây bao báp Grandidier (Adansonia grandidieri) mọc dọc hai bên.

Những cây bao báp ở đây cao khoảng 30 m, là tàn dư của khu rừng nhiệt đới từng tồn tại ở khu vực này. Theo thời gian, rừng bị chặt phá để lấy đất canh tác, chỉ còn lại những cây bao báp được người dân địa phương bảo tồn vì giá trị văn hóa và kinh tế của chúng. Đại lộ trở thành điểm thu hút du khách quốc tế, góp phần thúc đẩy du lịch trong khu vực.

"Khu bao báp lùn ít khách, đứng đâu chụp cũng được nhưng đại lộ lại rất đông khách tới xem bao báp, ngắm bình minh", bà nói.

6k6a5469-1732338705-1732338749-1732339235.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=5-yU1CXWSccig-0cCBDY3Q

Những vân sáng lạ xuất hiện trên một thân cây bao báp bị nấm.

Những vân sáng lạ xuất hiện trên một thân cây bao báp bị nấm.

6k6a5450-1732338705-1732338800-1732339236.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=tPmcZXAG_DEGnmzAvZ_TJQ

Người địa phương nói nấm tạo ra họa tiết lạ nhưng không gây hại nhiều cho cây trưởng thành. Tuy nhiên, nếu cùng các yếu tố môi trường bất lợi đến cùng lúc, cây sẽ dễ tổn thương hơn.

Người địa phương nói nấm tạo ra họa tiết lạ nhưng không gây hại nhiều cho cây trưởng thành. Tuy nhiên, nếu cùng các yếu tố môi trường bất lợi đến cùng lúc, cây sẽ dễ tổn thương hơn.

pb110055-1732338941-1732338970-1732339236.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=UIkgtjvI8ZvrR7kIkGpxPQ

Trong hình là bức ảnh chụp với kỹ thuật milky way (dải ngân hà). Do điều kiện thời tiết thuận lợi, bà Hải có thể ngắm trọn hàng nghìn ngôi sao trên trời trong khung cảnh thiên nhiên bao la, điểm xuyết là những cây bao báp khổng lồ.

Trong hình là bức ảnh chụp với kỹ thuật milky way (dải ngân hà). Do điều kiện thời tiết thuận lợi, bà Hải có thể ngắm trọn hàng nghìn ngôi sao trên trời trong khung cảnh thiên nhiên bao la, điểm xuyết là những cây bao báp khổng lồ.

image-123650291-24-1732349246-1732349284-1732350183.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=PVXHya8u6wyeGOpsS_N0RA

Chuyến đi Madagascar càng thêm ấn tượng với du khách U70 khi bà lần đầu thấy vượn cáo Sifaka, loài đặc hữu và biểu tượng của đất nước. Điểm đặc biệt của loài này là dáng đi như nhảy múa khi di chuyển trên mặt đất.

Chuyến đi Madagascar càng thêm ấn tượng với du khách U70 khi bà lần đầu thấy vượn cáo Sifaka, loài đặc hữu và biểu tượng của đất nước. Điểm đặc biệt của loài này là dáng đi như nhảy múa khi di chuyển trên mặt đất.

image-123650291-19-1732349248.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=8UPKrQB6b_96r5L8Sy48PA

Ngoài vượn cáo sifaka, Madagascar còn nổi tiếng với loài vượn cáo đuôi vòng với sọc trắng đen đan xen trên đuôi. Bà Hải cho biết các con vượn hầu hết dạn người, không ngại xuống đất tìm thức ăn nên chụp ảnh chúng dễ dàng.

Ngoài vượn cáo sifaka, Madagascar còn nổi tiếng với loài vượn cáo đuôi vòng với sọc trắng đen đan xen trên đuôi. Bà Hải cho biết các con vượn hầu hết dạn người, không ngại xuống đất tìm thức ăn nên chụp ảnh chúng dễ dàng.

image-123650291-6-1732349249.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=heRljmr1SXxbr-HurPb0Qg

Đàn vượn cáo đuôi vòng.

Nữ du khách U70 nói chuyến đi Madagascar là trải nghiệm đáng giá nhưng không dễ thực hiện với người lớn tuổi như bà vì thời tiết khắc nghiệt, đường xấu và di chuyển liên tục. Tuy nhiên, khi nhìn lại những bức ảnh chụp được, bà thấy thêm tự hào khi điền tên một quốc gia mới trong bản đồ du lịch của mình trước tuổi 70.

Đàn vượn cáo đuôi vòng.

Nữ du khách U70 nói chuyến đi Madagascar là trải nghiệm đáng giá nhưng không dễ thực hiện với người lớn tuổi như bà vì thời tiết khắc nghiệt, đường xấu và di chuyển liên tục. Tuy nhiên, khi nhìn lại những bức ảnh chụp được, bà thấy thêm tự hào khi điền tên một quốc gia mới trong bản đồ du lịch của mình trước tuổi 70.

Hoài Anh

Ảnh: Nguyễn Thị Minh Hải

Mời độc giả gửi bài, câu hỏi tại đây hoặc về [email protected]
mark

Go And Go Travel

“Một khi bị nhiễm niềm đam mê du lịch, chẳng có phương thuốc nào có thể hóa giải, và tôi biết rằng tôi sẽ hạnh phúc khi có căn bệnh này cho đến hết cuộc đời.” – Michael Palin

Từ khoá:
Social Network: