Sau hội nghị với chủ đề “Nâng tầm kết nối - Phát triển bền vững”, ngành du lịch TP.HCM và 13 tỉnh, thành miền Tây sẽ có thêm cuộc gặp vào cuối năm với chủ đề “Liên kết bền vững - Kết nối đa phương”.

Sau hội nghị với chủ đề “Nâng tầm kết nối - Phát triển bền vững”, ngành du lịch TP.HCM và 13 tỉnh, thành miền Tây sẽ có thêm cuộc gặp vào cuối năm với chủ đề “Liên kết bền vững - Kết nối đa phương”.

Ngày 28/3, Hội đồng Liên kết hợp tác phát triển du lịch TP.HCM và 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tổ chức hội nghị triển khai chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch năm 2025. Sóc Trăng được chọn là địa điểm để tổ chức hội nghị này với chủ đề “Nâng tầm kết nối - Phát triển bền vững”.

Mang sản phẩm du lịch ra miền Trung để quảng bá

Theo kế hoạch hợp tác năm 2025, TP.HCM và 13 tỉnh, thành ĐBSCL (14 tỉnh, thành) sẽ thực hiện và công bố “Đề án phát triển sản phẩm du lịch liên kết TP.HCM và 13 tỉnh, thành ĐBSCL”. Hoạt động liên kết hợp tác phát triển sản phẩm du lịch này sẽ điều tra khảo sát, đánh giá tài nguyên du lịch hình thành sản phẩm du lịch liên; điều tra khảo sát, đánh giá hiện trạng các sản phẩm du lịch liên kết; điều tra xã hội học về sản phẩm du lịch liên kết và tổ chức các hội thảo, tọa đàm khoa học và thử nghiệm sản phẩm du lịch liên kết.Thành phố Hồ Chí Minh liên kết với miền Tây để phát triển du lịch - 1

Ông Lâm Hoàng Nghiệp, Phó chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng phát biểu khai mạc hội nghị.

Việc phát triển các chương trình du lịch về nguồn gắn với giá trị lịch sử các vùngbiên giới các tỉnh Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang cũng được UBND TP.HCM đặt ra trong hoạt động liên kết hợp tác phát triển sản phẩm du lịch với chủ đề “Tự hào những dấu ấn vùng biên”.

Theo dự kiến, từ quý 2-3/2025, tại 4 địa phương liên quan sẽ có chương trình khảo sát hiện trạng các tài nguyên du lịch về nguồn gắn với giá trị lịch sử các vùng biên giới; xây dựng và tổ chức các hoạt động hoàn thiện các chương trình du lịch về nguồn gắn với giá trị lịch sử các vùng biên giới. Hoạt động còn lại là tổ chức chương trình Famtrip và công bố các chương trình du lịch về nguồn gắn với giá trị lịch sử các vùng biên giới với chủ đề: “Tự hào những dấu ấn vùng biên”.

Cũng trong quý 2-3, việc liên kết hợp tác quảng bá, xúc tiến du lịch sẽ có chương trình quảng bá du lịch 14 tỉnh, thành tại các tỉnh miền Trung với chủ đề “Kết nối địa phương - Nâng tầm giá trị”. Chương trình này được thực hiện tại Đà Nẵng và sẽ có không gian trưng bày quảng bá, giới thiệu sản phẩm du lịch, sản phẩm đặc sản địa phương, sản phẩm OCOP của 14 tỉnh, thành; không gian giao thương giữa các đơn vị cung ứng dịch vụ du lịch 14 tỉnh, thành với các doanh nghiệp du lịch, lữ hành tại các tỉnh miền Trung (Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế...); giới thiệu các chương trình du lịch mới với các chính sách ưu đãi, kích cầu từ các tỉnh miền Trung đến 14 tỉnh, thành… Còn tại 13 tỉnh, thành ĐBSCL, ngành du lịch sẽ triển khai việc quảng bá điểm đến du lịch của vùng này trên nền tảng ứng dụng bản đồ thông minh 3D/360 của TP.HCM.

Thành phố Hồ Chí Minh liên kết với miền Tây để phát triển du lịch - 2

Lãnh đạo doanh nghiệp và các tỉnh, thành trao thỏa thuận hợp tác, phát triển du lịch.

Trong năm 2025, TP.HCM và 13 tỉnh, thành ĐBSCL còn tổ chức chương trình liên kết hợp tác phát triển nguồn nhân lực du lịch, liên kết hợp tác xúc tiến đầu tư phát triển du lịch và tham gia các hoạt động du lịch của 14 địa phương trong liên kết. Đến cuối năm, UBND TP.HCM sẽ tổ chức hội nghị tổng kết năm 2025 và triển khai kế hoạch thực hiện chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch với 13 tỉnh, thành ĐBSCL năm 2026 (trong khuôn khổ Hội nghị tổng kết liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa TP.HCM với 6 vùng liên kết trên cả nước). Hội nghị này sẽ có chủ đề “Liên kết bền vững - Kết nối đa phương”.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của cụm liên kết

Phát biểu tại hội nghị triển khai chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch năm 2025 giữa TP.HCM với 13 tỉnh, thành ĐBSCL, ông Lâm Hoàng Nghiệp, Phó chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng khẳng định việc hợp tác và liên kết du lịch là vấn đề tất yếu đặt ra đối với mỗi địa phương nhằm khai thác lợi thế tiềm năng đưa ngành du lịch phát triển, trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn, đóng góp nhiều hơn cho ngân sách địa phương.

Chính vì vậy, để thay đổi diện mạo và kích cầu phát triển du lịch, TP.HCM và 13 tỉnh, thành ĐBSCL đã xác định được trọng tâm liên kết hợp tác du lịch và ký kết quy chế, thỏa thuận hợp tác liên vùng từ năm 2019. Đây là chương trình liên kết vùng phát triển du lịch đầu tiên được triển khai trên cả nước và cũng chính là cơ sở quan trọng để các địa phương đẩy mạnh triển khai các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch trong các năm qua.Thành phố Hồ Chí Minh liên kết với miền Tây để phát triển du lịch - 3

Nhà hàng, khách sạn trong khu du lịch Chùa Dơi là điểm đến hấp dẫn của du khách khi đặt chân đến TP Sóc Trăng.

Trong thời gian qua, chương trình hợp tác du lịch giữa TP.HCM và các tỉnh, thành ĐBSCL đã mang lại nhiều kết quả tích cực. Đặc biệt trong năm 2024, lãnh đạo UBND TP.HCM và 13 tỉnh, thành ĐBSCL đã luôn quan tâm chỉ đạo triển khai các nội dung liên kết du lịch như tổ chức các hoạt động khảo sát để xây dựng sản phẩm du lịch liên kết vùng. Trong đó, nổi bật là chương trình bình chọn điểm đến hấp dẫn TPHCM. Đối với Tuần lễ du lịch - thương mại TPHCM năm 2024 được tổ chức lần đầu tại Cần Thơ là mô hình mới của hoạt động liên kết vùng đã nhận được sự quan tâm ủng hộ của du khách và các chuyên gia.

Theo ông Lâm Hoàng Nghiệp, thực hiện chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch năm 2024, Sóc Trăng đã tham gia 2 diễn đàn hợp tác phát triển du lịch tại tỉnh Bến Tre và TP.HCM. tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm du lịch và sản phẩm OCOP tại các hoạt động du lịch do các tỉnh, thành ĐBSCL tổ chức. Thông qua các hoạt động liên kết hợp tác phát triển du lịch trong vùng đã quảng bá các điểm đến du lịch của các địa phương và thương hiệu du lịch vùng, thúc đẩy kích cầu thương mại, dịch vụ và du lịch; qua đó, nâng cao hiệu quả hoạt động của cụm liên kết góp phần thúc đẩy du lịch vùng phát triển.

“Với những tiềm năng và thế mạnh về văn hóa đã tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh Sóc Trăng thực hiện có hiệu quả các hoạt động liên kết phát triển du lịch với các tỉnh, thành ĐBSCL nhằm tạo ra không gian du lịch đặc sắc. Để tiếp tục kết nối trong phát triển du lịch, Sóc Trăng đang đẩy mạnh kêu gọi đầu tư các dự án du lịch gắn với khai thác các lễ hội văn hóa dân tộc để đa dạng sản phẩm du lịch ở địa phương và thu hút ngày càng đông du khách trong và ngoài nước”, ông Lâm Hoàng Nghiệp nhấn mạnh.Thành phố Hồ Chí Minh liên kết với miền Tây để phát triển du lịch - 4

Công ty Cổ phần Quốc tế SATRACO trưng bày sản phẩm của doanh nghiệp.

Phó Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh Lâm Hữu Phúc cho biết, năm 2024, thông qua chương trình liên kết, 14 địa phương đã thu hút hơn 2,7 triệu lược khách về ĐBSCL và ngược lại có hơn 1 triệu lượt khách từ các tỉnh, thành ĐBSCL đến TPHCM. Phó Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh đề xuất thời gian tới cần tái cấu trúc và định vị lại sản phẩm du lịch sau khi sắp xếp các đơn vị cấp tỉnh. Theo đó, sau sáp nhập các địa phương cần xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng, tránh trùng lắp trong vùng nói chung và trong từng tỉnh nói riêng. Qua đó, tạo sự khác biệt, đa dạng sản phẩm du lịch trong thu hút khách du lịch và kết nối tuyến, điểm du lịch giữa TP.HCM và ĐBSCL.

Tại hội nghị, nhiều tổ chức, doanh nghiệp của TP.HCM và 13 tỉnh, thành ĐBSCL đã ký thoả thuận hợp tác trong việc cung ứng các dịch vụ du lịch trong năm 2025.

mark

Go And Go Travel

“Một khi bị nhiễm niềm đam mê du lịch, chẳng có phương thuốc nào có thể hóa giải, và tôi biết rằng tôi sẽ hạnh phúc khi có căn bệnh này cho đến hết cuộc đời.” – Michael Palin

Từ khoá:
Social Network: