Chương trình nằm trong khuôn khổ Lễ hội Sông nước TP HCM lần thứ nhất, diễn ra tối 6/8 tại bến cảng Sài Gòn (Nguyễn Tất Thành, quận 4). "Dòng sông kể" thu hút hơn 6.000 người dân, du khách trong và ngoài nước tham dự trực tiếp và trực tuyến trên các kênh truyền hình và truyền thông.
Sân khấu biểu diễn là cảng Sài Gòn, được bố trí với ba lớp. Tiền cảnh là trên bờ, trung cảnh là không gian sông nước cho tàu thuyền lưu thông và hậu cảnh là sân khấu nổi trên sông.
"Chương trình là lời chào của TP HCM, một đô thị sông nước hiền hòa, sống động, trẻ trung, cởi mở và không ngừng sáng tạo, hướng tới tương lai", ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP HCM, nói, trong bối cảnh thành phố tìm hướng phát triển kinh tế dịch vụ trên sông, ven sông.
Chương trình nằm trong khuôn khổ Lễ hội Sông nước TP HCM lần thứ nhất, diễn ra tối 6/8 tại bến cảng Sài Gòn (Nguyễn Tất Thành, quận 4). "Dòng sông kể" thu hút hơn 6.000 người dân, du khách trong và ngoài nước tham dự trực tiếp và trực tuyến trên các kênh truyền hình và truyền thông.
Sân khấu biểu diễn là cảng Sài Gòn, được bố trí với ba lớp. Tiền cảnh là trên bờ, trung cảnh là không gian sông nước cho tàu thuyền lưu thông và hậu cảnh là sân khấu nổi trên sông.
"Chương trình là lời chào của TP HCM, một đô thị sông nước hiền hòa, sống động, trẻ trung, cởi mở và không ngừng sáng tạo, hướng tới tương lai", ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP HCM, nói, trong bối cảnh thành phố tìm hướng phát triển kinh tế dịch vụ trên sông, ven sông.
Hơn 700 diễn viên chuyên nghiệp, bán chuyên nghiệp và diễn viên quần chúng là cư dân sinh sống, làm việc và học tập tại TP HCM và bà con các làng nghề tại Đồng bằng sông Cửu Long tham gia biểu diễn cùng 30 tàu nhà hàng, du thuyền, thuyền buồm, cano, thuyền gỗ, bus sông, tàu cao tốc, các phương tiện đang kinh doanh dịch vụ du lịch tại thành phố.
Trong gần hai tiếng, các giai đoạn chính của lịch sử khai phá, hình thành và phát triển của thành phố gắn với sông Sài Gòn được tái hiện. Sinh hoạt văn hoá và kinh tế, nếp sống trên bến dưới thuyền của cư dân Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định - TP HCM trong hơn 300 năm qua cũng được thể hiện.
Hơn 700 diễn viên chuyên nghiệp, bán chuyên nghiệp và diễn viên quần chúng là cư dân sinh sống, làm việc và học tập tại TP HCM và bà con các làng nghề tại Đồng bằng sông Cửu Long tham gia biểu diễn cùng 30 tàu nhà hàng, du thuyền, thuyền buồm, cano, thuyền gỗ, bus sông, tàu cao tốc, các phương tiện đang kinh doanh dịch vụ du lịch tại thành phố.
Trong gần hai tiếng, các giai đoạn chính của lịch sử khai phá, hình thành và phát triển của thành phố gắn với sông Sài Gòn được tái hiện. Sinh hoạt văn hoá và kinh tế, nếp sống trên bến dưới thuyền của cư dân Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định - TP HCM trong hơn 300 năm qua cũng được thể hiện.
Hoạt cảnh Xây thành, nơi khán giả sống lại dòng thời gian về với những dân phu dựng nên thành Gia Định - toà thành được xây bằng đá ong Biên Hòa, giúp giữ vững an ninh vùng Gia Định.
Hoạt cảnh Xây thành, nơi khán giả sống lại dòng thời gian về với những dân phu dựng nên thành Gia Định - toà thành được xây bằng đá ong Biên Hòa, giúp giữ vững an ninh vùng Gia Định.
Nhịp sống và hình ảnh thân quen của các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở xứ Sài Gòn - Gia Định xưa như làng mắm, làng rèn, làng dệt chiếu, làng đóng ghe thuyền và những sản phẩm gốm Cây Mai tinh xảo.
Nhịp sống và hình ảnh thân quen của các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở xứ Sài Gòn - Gia Định xưa như làng mắm, làng rèn, làng dệt chiếu, làng đóng ghe thuyền và những sản phẩm gốm Cây Mai tinh xảo.
Cảnh nhộn nhịp trên sông Sài Gòn - dòng sông gắn với lịch sử hình thành và phát triển của Sài Gòn - Gia Định - TP HCM.
Cảnh nhộn nhịp trên sông Sài Gòn - dòng sông gắn với lịch sử hình thành và phát triển của Sài Gòn - Gia Định - TP HCM.
Bến cảng Sài Gòn, bến cảng thương mại sôi động hàng đầu Đông Dương một thời, với những con tàu cập bến, đưa thương nhân, du khách đến trao đổi hàng hóa, giao thương buôn bán với người dân bản địa.
Bến cảng Sài Gòn, bến cảng thương mại sôi động hàng đầu Đông Dương một thời, với những con tàu cập bến, đưa thương nhân, du khách đến trao đổi hàng hóa, giao thương buôn bán với người dân bản địa.
Người Hoa tại Sài Gòn, với chiếc xe đẩy bán hủ tiếu.
"Sinh sống và làm việc ở thành phố đã lâu nhưng đây là lần đầu tiên tôi có cơ hội tìm hiểu về lịch sử nơi đây theo cách thú vị như vậy. Tôi mong chương trình nghệ thuật này sẽ được biểu diễn thường xuyên và trở thành một sản phẩm du lịch riêng của thành phố", anh Thanh Hoà (quận Bình Thạnh) bày tỏ sau khi chương trình kết thúc.
Người Hoa tại Sài Gòn, với chiếc xe đẩy bán hủ tiếu.
"Sinh sống và làm việc ở thành phố đã lâu nhưng đây là lần đầu tiên tôi có cơ hội tìm hiểu về lịch sử nơi đây theo cách thú vị như vậy. Tôi mong chương trình nghệ thuật này sẽ được biểu diễn thường xuyên và trở thành một sản phẩm du lịch riêng của thành phố", anh Thanh Hoà (quận Bình Thạnh) bày tỏ sau khi chương trình kết thúc.
Một TP HCM trẻ trung, năng động, đổi mới, sáng tạo, hội nhập ngày nay.
Một TP HCM trẻ trung, năng động, đổi mới, sáng tạo, hội nhập ngày nay.
Chương trình sử dụng công nghệ biểu diễn và tương tác hiện đại như nghệ thuật chiếu sáng 3D, nhạc nước trên mặt sông, trình diễn flyboard kết hợp trình diễn drone và pháo hoa.
Lãnh đạo Sở Du lịch TP HCM kỳ vọng Lễ hội Sông nước diễn từ 4/8 đến 6/8 sẽ trở thành điểm nhấn đặc trưng của du lịch thành phố và các hoạt động như biểu diễn nghệ thuật trên sông trở thành sản phẩm định kỳ hàng tháng, hàng tuần hoặc vào các ngày cố định để phục vụ người dân và du khách.
Chương trình sử dụng công nghệ biểu diễn và tương tác hiện đại như nghệ thuật chiếu sáng 3D, nhạc nước trên mặt sông, trình diễn flyboard kết hợp trình diễn drone và pháo hoa.
Lãnh đạo Sở Du lịch TP HCM kỳ vọng Lễ hội Sông nước diễn từ 4/8 đến 6/8 sẽ trở thành điểm nhấn đặc trưng của du lịch thành phố và các hoạt động như biểu diễn nghệ thuật trên sông trở thành sản phẩm định kỳ hàng tháng, hàng tuần hoặc vào các ngày cố định để phục vụ người dân và du khách.
Bài: Vân Khanh
Ảnh: Quỳnh Trần
Go And Go Travel
“Một khi bị nhiễm niềm đam mê du lịch, chẳng có phương thuốc nào có thể hóa giải, và tôi biết rằng tôi sẽ hạnh phúc khi có căn bệnh này cho đến hết cuộc đời.” – Michael Palin