Khu Bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai hơn 100.000 ha được thành lập năm 2004, trong đó gần 68.000 ha đất rừng và hơn 32.000 ha mặt nước hồ Trị An. Năm 1997, tỉnh Đồng Nai thực hiện "đóng cửa rừng" tự nhiên tạo điều kiện cho rừng, thú, chim muông phát triển.
Khu Bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai hơn 100.000 ha được thành lập năm 2004, trong đó gần 68.000 ha đất rừng và hơn 32.000 ha mặt nước hồ Trị An. Năm 1997, tỉnh Đồng Nai thực hiện "đóng cửa rừng" tự nhiên tạo điều kiện cho rừng, thú, chim muông phát triển.
Nơi đây có hơn 1.400 loài thực vật, hơn 2.200 động vật, trong đó nhiều loài thuộc nhóm nguy cấp, quý, hiếm. Trong ảnh là bò tót và cò trong rừng Mã Đà.
Nơi đây có hơn 1.400 loài thực vật, hơn 2.200 động vật, trong đó nhiều loài thuộc nhóm nguy cấp, quý, hiếm. Trong ảnh là bò tót và cò trong rừng Mã Đà.
Voọc chà vá chân đen có tên trong Sách Đỏ Việt Nam và Danh lục đỏ thế giới, mức độ cực kỳ nguy cấp. Các quần thể tại Việt Nam ước tính chỉ còn tổng số chưa đến 5.000 con. Ảnh: Lam Jiang
Voọc chà vá chân đen có tên trong Sách Đỏ Việt Nam và Danh lục đỏ thế giới, mức độ cực kỳ nguy cấp. Các quần thể tại Việt Nam ước tính chỉ còn tổng số chưa đến 5.000 con. Ảnh: Lam Jiang
Khỉ đuôi lợn là loài động vật quý hiếm thuộc nhóm IIB (nhóm các loài hạn chế khai thác và sử dụng vì mục đích thương mại). Số lượng quần thể khỉ đuôi lợn giảm mạnh do diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp. Đây cũng là loài bị săn bắt để lấy thịt, nấu cao, buôn bán.
Khỉ đuôi lợn là loài động vật quý hiếm thuộc nhóm IIB (nhóm các loài hạn chế khai thác và sử dụng vì mục đích thương mại). Số lượng quần thể khỉ đuôi lợn giảm mạnh do diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp. Đây cũng là loài bị săn bắt để lấy thịt, nấu cao, buôn bán.
Chim mỏ rộng hung (Serilophus lunatus) ở rừng Mã Đà. Đây là loài định cư thường gặp tại Vườn quốc gia Tam Đảo, Ba Vì, Cúc Phương, Bạch Mã. Ảnh: Lam Jiang
Chim mỏ rộng hung (Serilophus lunatus) ở rừng Mã Đà. Đây là loài định cư thường gặp tại Vườn quốc gia Tam Đảo, Ba Vì, Cúc Phương, Bạch Mã. Ảnh: Lam Jiang
Sóc lớn đen có tên khoa học Ratufa bicolor. Thức ăn của sóc đen bao gồm các loại hạt, trái cây và lá. Loài này khi sinh sản thường nằm trong một hốc rỗng của một cái cây. Ảnh: Lam Jiang
Sóc lớn đen có tên khoa học Ratufa bicolor. Thức ăn của sóc đen bao gồm các loại hạt, trái cây và lá. Loài này khi sinh sản thường nằm trong một hốc rỗng của một cái cây. Ảnh: Lam Jiang
Nai sừng dạo chơi, kiếm ăn ở trảng cỏ trong rừng.
Giám đốc Khu Bảo tồn Nguyễn Hoàng Hảo cho biết nơi này có giá trị đa dạng sinh học lớn và có vai trò đặc biệt quan trọng cho sự phát triển kinh tế bền vững của vùng Đông Nam Bộ.
Nai sừng dạo chơi, kiếm ăn ở trảng cỏ trong rừng.
Giám đốc Khu Bảo tồn Nguyễn Hoàng Hảo cho biết nơi này có giá trị đa dạng sinh học lớn và có vai trò đặc biệt quan trọng cho sự phát triển kinh tế bền vững của vùng Đông Nam Bộ.
Đàn bướm xuất hiện nhiều ở rừng Mã Đà mỗi mùa mưa, bên những con suối hay vũng nước.
Để đến rừng ngắm bướm từ TP HCM, du khách đi đến trung tâm xã Mã Đà, đi dọc đường vào Di tích chiến khu D. Hai bên đường có nhiều đường đất đỏ dân sinh, là nơi bướm thường xuất hiện nhiều.
Đàn bướm xuất hiện nhiều ở rừng Mã Đà mỗi mùa mưa, bên những con suối hay vũng nước.
Để đến rừng ngắm bướm từ TP HCM, du khách đi đến trung tâm xã Mã Đà, đi dọc đường vào Di tích chiến khu D. Hai bên đường có nhiều đường đất đỏ dân sinh, là nơi bướm thường xuất hiện nhiều.
Tê tê Java tên khoa học Manis javanica, là động vật hoang dã, quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng nên được xếp vào danh sách loài nguy cấp, nghiêm cấm săn bắt, buôn bán và tiêu thụ.
Tê tê Java tên khoa học Manis javanica, là động vật hoang dã, quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng nên được xếp vào danh sách loài nguy cấp, nghiêm cấm săn bắt, buôn bán và tiêu thụ.
Gà lôi hồng tía là loài quý hiếm, chỉ phân bố rộng ở vùng Đông Dương. Loài này đã được đưa vào Sách Đỏ IUCN, Sách Đỏ Việt Nam và Sách Đỏ Chim Châu Á. Hiện nay số lượng cá thể ít, được bảo vệ tích cực tại nhiều Khu bảo tồn thiên nhiên và Vườn quốc gia. Ảnh: Lam Jiang
Gà lôi hồng tía là loài quý hiếm, chỉ phân bố rộng ở vùng Đông Dương. Loài này đã được đưa vào Sách Đỏ IUCN, Sách Đỏ Việt Nam và Sách Đỏ Chim Châu Á. Hiện nay số lượng cá thể ít, được bảo vệ tích cực tại nhiều Khu bảo tồn thiên nhiên và Vườn quốc gia. Ảnh: Lam Jiang
Voi rừng đi trên tuyến đường dân sinh huyện Vĩnh Cửu thuộc Khu bảo tồn Thiên nhiên văn hóa Đồng Nai. Đây là cá thể thuộc đàn voi rừng hiếm hoi còn sót lại ở các cánh rừng Đông Nam bộ. Để bảo vệ đàn, Đồng Nai triển khai dự án hơn 50 km hàng rào điện để tránh xung đột voi và người.
Voi rừng đi trên tuyến đường dân sinh huyện Vĩnh Cửu thuộc Khu bảo tồn Thiên nhiên văn hóa Đồng Nai. Đây là cá thể thuộc đàn voi rừng hiếm hoi còn sót lại ở các cánh rừng Đông Nam bộ. Để bảo vệ đàn, Đồng Nai triển khai dự án hơn 50 km hàng rào điện để tránh xung đột voi và người.
Thăm Khu Bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai, du khách ngoài chiêm ngưỡng thú rừng, chim muông còn có thể tham quan các di tích lịch sử trong rừng Mã Đà như Căn cứ Trung ương Cục Miền Nam (Chiến khu D).
Thăm Khu Bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai, du khách ngoài chiêm ngưỡng thú rừng, chim muông còn có thể tham quan các di tích lịch sử trong rừng Mã Đà như Căn cứ Trung ương Cục Miền Nam (Chiến khu D).
Phước Tuấn
Ảnh: Khu Bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai
Mời độc giả gửi bài, câu hỏi tại đây hoặc về [email protected]Go And Go Travel
“Một khi bị nhiễm niềm đam mê du lịch, chẳng có phương thuốc nào có thể hóa giải, và tôi biết rằng tôi sẽ hạnh phúc khi có căn bệnh này cho đến hết cuộc đời.” – Michael Palin