Long Châu là quần đảo gồm khoảng 30 đảo, đá và bãi ngầm, nằm cách thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, TP Hải Phòng 15 km về phía đông nam. Trong đó, đảo Long Châu lớn nhất với diện tích hơn 1,2 km2, được tạo thành bởi những triền núi đá tai mèo màu xám lạnh tựa như cao nguyên đá Hà Giang.
Long Châu là quần đảo gồm khoảng 30 đảo, đá và bãi ngầm, nằm cách thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, TP Hải Phòng 15 km về phía đông nam. Trong đó, đảo Long Châu lớn nhất với diện tích hơn 1,2 km2, được tạo thành bởi những triền núi đá tai mèo màu xám lạnh tựa như cao nguyên đá Hà Giang.
Người Pháp gọi đảo Long Châu là Archipen des Fai Tsi long hay Griffes du Đragon (móng vuốt rồng), theo trang web Biên phòng Việt Nam. Năm 1894, họ cho xây dựng một ngọn hải đăng trên đảo, nhằm soi sáng cho tàu, thuyền trên biển. Ngọn hải đăng còn được ngư dân gọi là "mắt ngọc Long Châu".
Hải đăng Long Châu là một trong 3 ngọn hải đăng lâu đời nhất Việt Nam, cùng với hải đăng Hòn Dấu và hải đăng Kê Gà, đến nay đều đã hơn 114 năm tuổi.
Người Pháp gọi đảo Long Châu là Archipen des Fai Tsi long hay Griffes du Đragon (móng vuốt rồng), theo trang web Biên phòng Việt Nam. Năm 1894, họ cho xây dựng một ngọn hải đăng trên đảo, nhằm soi sáng cho tàu, thuyền trên biển. Ngọn hải đăng còn được ngư dân gọi là "mắt ngọc Long Châu".
Hải đăng Long Châu là một trong 3 ngọn hải đăng lâu đời nhất Việt Nam, cùng với hải đăng Hòn Dấu và hải đăng Kê Gà, đến nay đều đã hơn 114 năm tuổi.
Cuối tháng 4, anh Nguyễn Trọng Cung, Thái Bình, đến đảo để chiêm ngưỡng ngọn hải đăng tuổi đời "già" thứ ba ở Việt Nam. Anh cho biết để đến đảo du lịch, du khách cần được sự đồng ý của cảnh sát biên phòng Long Châu. Hiện trên đảo không có cư dân sinh sống, chỉ có các cán bộ, chiến sĩ, công nhân Trạm hải đăng Long Châu và Trạm quan sát biên phòng Long Châu, du khách không được lưu trú qua đêm.
Cuối tháng 4, anh Nguyễn Trọng Cung, Thái Bình, đến đảo để chiêm ngưỡng ngọn hải đăng tuổi đời "già" thứ ba ở Việt Nam. Anh cho biết để đến đảo du lịch, du khách cần được sự đồng ý của cảnh sát biên phòng Long Châu. Hiện trên đảo không có cư dân sinh sống, chỉ có các cán bộ, chiến sĩ, công nhân Trạm hải đăng Long Châu và Trạm quan sát biên phòng Long Châu, du khách không được lưu trú qua đêm.
Anh Cung thuê thuyền cá của ngư dân để di chuyển từ thị trấn Cát Bà đến đảo, giá khoảng 5 triệu đồng, mất khoảng 2 tiếng. Quãng đường ra đảo sóng to, thuyền nhỏ, anh Cung lưu ý du khách sẽ bị say sóng.
Anh Cung thuê thuyền cá của ngư dân để di chuyển từ thị trấn Cát Bà đến đảo, giá khoảng 5 triệu đồng, mất khoảng 2 tiếng. Quãng đường ra đảo sóng to, thuyền nhỏ, anh Cung lưu ý du khách sẽ bị say sóng.
Đường đến đảo Long Châu "sóng gió" nhưng đường đến hải đăng Long Châu lại khá dễ dàng vì có đường mòn, leo không quá tốn sức, anh Cung cho biết. Do là đảo đá, bốn bề là những phiến đá tai mèo sắc nhọn và nhiều côn trùng, bò sát có độc như rắn, rết, du khách nên chú ý quan sát khi di chuyển.
Đường đến đảo Long Châu "sóng gió" nhưng đường đến hải đăng Long Châu lại khá dễ dàng vì có đường mòn, leo không quá tốn sức, anh Cung cho biết. Do là đảo đá, bốn bề là những phiến đá tai mèo sắc nhọn và nhiều côn trùng, bò sát có độc như rắn, rết, du khách nên chú ý quan sát khi di chuyển.
Hải đăng Long Châu được xây dựng hoàn toàn từ đá, cao 109,5 m, cụm đèn chiếu xa khoảng khoảng 50 km. Đèn biển đã được thay bằng loại đèn hoạt động bằng pin mặt trời, song phần bệ đỡ của đèn do người Pháp xây vẫn được giữ nguyên. Trên vết tường đá phía đông của nhà đèn Long Châu vẫn còn dấu của vết đạn rocket của quân đội Mỹ.
Hải đăng Long Châu được xây dựng hoàn toàn từ đá, cao 109,5 m, cụm đèn chiếu xa khoảng khoảng 50 km. Đèn biển đã được thay bằng loại đèn hoạt động bằng pin mặt trời, song phần bệ đỡ của đèn do người Pháp xây vẫn được giữ nguyên. Trên vết tường đá phía đông của nhà đèn Long Châu vẫn còn dấu của vết đạn rocket của quân đội Mỹ.
Trải qua sự khắc nghiệt của thời tiết và hàng trăm trận đánh phá của không lực Mỹ trong chiến tranh, ngọn hải đăng vẫn đứng vững trên vách đá, hướng ra Biển Đông, soi đường cho hàng nghìn chuyến tàu, thuyền ra vào vịnh Bắc Bộ trong hơn một thế kỷ.
Trải qua sự khắc nghiệt của thời tiết và hàng trăm trận đánh phá của không lực Mỹ trong chiến tranh, ngọn hải đăng vẫn đứng vững trên vách đá, hướng ra Biển Đông, soi đường cho hàng nghìn chuyến tàu, thuyền ra vào vịnh Bắc Bộ trong hơn một thế kỷ.
Vào những ngày trời trong, từ đỉnh ngọn hải đăng có thể nhìn thấy vịnh Lan Hạ (TP Hải Phòng) và vịnh Hạ Long (Quảng Ninh).
Ngoài tham quan hải đăng, du khách có thể thuê thuyền dạo quanh đảo, tận hưởng vị mặn của gió biển và chiêm ngưỡng những dãy núi hiên ngang giữa biển lớn. Trở về đất liền vào chiều tối, du khách sẽ được chiêm ngưỡng khoảnh khắc hoàng hôn "dát vàng trên mặt biển", anh Cung cho biết.
Vào những ngày trời trong, từ đỉnh ngọn hải đăng có thể nhìn thấy vịnh Lan Hạ (TP Hải Phòng) và vịnh Hạ Long (Quảng Ninh).
Ngoài tham quan hải đăng, du khách có thể thuê thuyền dạo quanh đảo, tận hưởng vị mặn của gió biển và chiêm ngưỡng những dãy núi hiên ngang giữa biển lớn. Trở về đất liền vào chiều tối, du khách sẽ được chiêm ngưỡng khoảnh khắc hoàng hôn "dát vàng trên mặt biển", anh Cung cho biết.
Quỳnh Mai
Ảnh: Nguyễn Trọng Cung
- Cẩm nang du lịch Hải Phòng
- Cẩm nang du lịch Cát Bà
- Trekking 10 km rừng nguyên sinh trên đảo Cát Bà
- Vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà được công nhận Di sản Thiên nhiên Thế giới
- Mong mỏi di sản chung xóa bỏ 'ngăn sông cấm chợ' Hạ Long - Cát Bà
Go And Go Travel
“Một khi bị nhiễm niềm đam mê du lịch, chẳng có phương thuốc nào có thể hóa giải, và tôi biết rằng tôi sẽ hạnh phúc khi có căn bệnh này cho đến hết cuộc đời.” – Michael Palin