Tour tham quan trong ngày từ trung tâm Hà Nội qua Thanh Oai - Mỹ Đức - Ứng Hòa đưa du khách khám phá những di sản, làng nghề phía nam thủ đô. - VnExpress
IMG-2279-1-1-2.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=2wV5txpzXQQ3DTbdNKt2ew

Ngày 12/4, Sở Du lịch Hà Nội ra mắt tuyến du lịch "Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội - Điểm về nguồn cội", kết nối 3 huyện Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức.

Đây là tuyến du lịch nội đô đầu tiên được công bố trong kế hoạch phát triển các tuyến du lịch kết nối trung tâm thủ đô với các huyện ngoại thành Hà Nội nhằm đa dạng các sản phẩm du lịch gắn với di sản - di tích, làng nghề.

Trong ảnh là đại diện Sở Du lịch Hà Nội, một số công ty lữ hành và du khách tại làng hương Quảng Phú Cầu, một điểm đến trong hành trình.

Ngày 12/4, Sở Du lịch Hà Nội ra mắt tuyến du lịch "Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội - Điểm về nguồn cội", kết nối 3 huyện Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức.

Đây là tuyến du lịch nội đô đầu tiên được công bố trong kế hoạch phát triển các tuyến du lịch kết nối trung tâm thủ đô với các huyện ngoại thành Hà Nội nhằm đa dạng các sản phẩm du lịch gắn với di sản - di tích, làng nghề.

Trong ảnh là đại diện Sở Du lịch Hà Nội, một số công ty lữ hành và du khách tại làng hương Quảng Phú Cầu, một điểm đến trong hành trình.

img-2225-1713083786-1713083826-1713084180.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=lcL_eone-4U6jMc-XVEOBw

Đình (đền) Nội Bình Đà thuộc làng Bình Đà, xã Bình Minh, huyện Thanh Oai là điểm đến đầu tiên của hành trình. Trước khi vào tham quan, du khách được nghe thuyết minh về lịch sử ngôi đình, những bảo vật và những giá trị văn hóa, truyền thống đình còn lưu giữ.

Đình Nội Bình Đà thờ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân gắn liền với truyền thuyết dựng nước, 50 người con theo mẹ Âu Cơ lên núi, 50 người con theo cha Lạc Long Quân xuống biển. Đình được Nhà nước công nhận Di tích cấp quốc gia lần thứ nhất năm 1985 và được công nhận là Di tích lịch sử, văn hóa quốc gia năm 1991.

Di tích rộng khoảng 30.000 m2, lưu giữ nhiều cổ vật có giá trị, nổi bật là bức phù điêu giá tượng tạc hình Quốc tổ Lạc Long Quân (ảnh) đội mũ bình thiên, mặc áo hoàng bào cùng các lạc hầu, lạc tướng Lạc Việt dự hội đua thuyền trên dòng Đỗ Động giang. Bức phù điêu được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận là Bảo vật quốc gia năm 2015.

Đình (đền) Nội Bình Đà thuộc làng Bình Đà, xã Bình Minh, huyện Thanh Oai là điểm đến đầu tiên của hành trình. Trước khi vào tham quan, du khách được nghe thuyết minh về lịch sử ngôi đình, những bảo vật và những giá trị văn hóa, truyền thống đình còn lưu giữ.

Đình Nội Bình Đà thờ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân gắn liền với truyền thuyết dựng nước, 50 người con theo mẹ Âu Cơ lên núi, 50 người con theo cha Lạc Long Quân xuống biển. Đình được Nhà nước công nhận Di tích cấp quốc gia lần thứ nhất năm 1985 và được công nhận là Di tích lịch sử, văn hóa quốc gia năm 1991.

Di tích rộng khoảng 30.000 m2, lưu giữ nhiều cổ vật có giá trị, nổi bật là bức phù điêu giá tượng tạc hình Quốc tổ Lạc Long Quân (ảnh) đội mũ bình thiên, mặc áo hoàng bào cùng các lạc hầu, lạc tướng Lạc Việt dự hội đua thuyền trên dòng Đỗ Động giang. Bức phù điêu được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận là Bảo vật quốc gia năm 2015.

IMG-2218.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=Y-tbP4ItBLUqggktRSNBPg

Gắn liền với di tích đình Nội và Đình Ngoại Bình Đà (thờ Đức Linh Lang Đại vương thời nhà Lý) là lễ hội Bình Đà được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia đầu tiên của thành phố Hà Nội năm 2014. Lễ hội diễn ra từ ngày 26/2 (ngày giỗ Đức Linh Lang Đại vương) đến 6/3 (ngày giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân) theo lịch âm hằng năm.

Năm nay, lễ hội Bình Đà khai mạc vào ngày 12/4, cùng ngày khai trương tuyến du lịch mới. Các đại biểu, khách tham gia tour được chứng kiến những nét đẹp văn hóa của lễ hội như đọc sớ dâng hương Đức Quốc Tổ (ảnh), lễ tế Thiên quan, lễ rước, thả bánh Thánh xuống giếng Ngọc. Phần hội có các hoạt động biểu diễn trống hội, múa lân sư rồng, trình diễn thư pháp, đốt pháo hoa, hát quan họ trên hồ thủy đình, trưng bày và giới thiệu sản phẩm làng nghề.

Gắn liền với di tích đình Nội và Đình Ngoại Bình Đà (thờ Đức Linh Lang Đại vương thời nhà Lý) là lễ hội Bình Đà được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia đầu tiên của thành phố Hà Nội năm 2014. Lễ hội diễn ra từ ngày 26/2 (ngày giỗ Đức Linh Lang Đại vương) đến 6/3 (ngày giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân) theo lịch âm hằng năm.

Năm nay, lễ hội Bình Đà khai mạc vào ngày 12/4, cùng ngày khai trương tuyến du lịch mới. Các đại biểu, khách tham gia tour được chứng kiến những nét đẹp văn hóa của lễ hội như đọc sớ dâng hương Đức Quốc Tổ (ảnh), lễ tế Thiên quan, lễ rước, thả bánh Thánh xuống giếng Ngọc. Phần hội có các hoạt động biểu diễn trống hội, múa lân sư rồng, trình diễn thư pháp, đốt pháo hoa, hát quan họ trên hồ thủy đình, trưng bày và giới thiệu sản phẩm làng nghề.

IMG-2232-1-1-1.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=Y89mfqaA_14Tjs9WlVyVLg

Trong khuôn khổ lễ hội Bình Đà, du khách có dịp tìm hiểu về các làng nghề truyền thống của huyện Thanh Oai như làm nón lá, lồng chim, quạt giấy.

Trong khuôn khổ lễ hội Bình Đà, du khách có dịp tìm hiểu về các làng nghề truyền thống của huyện Thanh Oai như làm nón lá, lồng chim, quạt giấy.

IMG-2276.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=JD_dQ8A6TMmpny0_fkZEww

Rời huyện Thanh Oai, du khách đến với điểm tham quan thứ hai tại huyện Ứng Hòa - làng tăm hương Quảng Phú Cầu hơn trăm năm tuổi. Đây là điểm du lịch cấp thành phố đầu tiên của toàn xã, được thành lập vào ngày 25/2/2023.

Du khách đến làng thường vào dâng hương trong đình thôn Cầu Bầu (ảnh), sau đó tham quan, chụp ảnh, tìm hiểu về cách làm tăm hương của người dân nơi đây.

Rời huyện Thanh Oai, du khách đến với điểm tham quan thứ hai tại huyện Ứng Hòa - làng tăm hương Quảng Phú Cầu hơn trăm năm tuổi. Đây là điểm du lịch cấp thành phố đầu tiên của toàn xã, được thành lập vào ngày 25/2/2023.

Du khách đến làng thường vào dâng hương trong đình thôn Cầu Bầu (ảnh), sau đó tham quan, chụp ảnh, tìm hiểu về cách làm tăm hương của người dân nơi đây.

IMG-2245-1713020098.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=ur_Jmoi7_gXW8ISYqlX_KA

Các công đoạn làm hương thủ công như chẻ vầu (loại cây thuộc họ tre, nứa), se hương (ảnh) giúp du khách hình dung rõ hơn về cách làm hương truyền thống của làng.

Ngoài tiêu thụ tại địa phương, hương làng Quảng Phú Cầu còn được tiêu thụ tại nhiều tỉnh thành trên cả nước và xuất khẩu sang các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia.

Trưởng thôn Cầu Bầu - Nguyễn Đình Đảm cho biết lượng khách đến làng thường đông từ tháng 8 đến cuối năm, ngày cao điểm có thể đón tới 300 khách. 80% khách du lịch tới đây là người nước ngoài.

Các công đoạn làm hương thủ công như chẻ vầu (loại cây thuộc họ tre, nứa), se hương (ảnh) giúp du khách hình dung rõ hơn về cách làm hương truyền thống của làng.

Ngoài tiêu thụ tại địa phương, hương làng Quảng Phú Cầu còn được tiêu thụ tại nhiều tỉnh thành trên cả nước và xuất khẩu sang các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia.

Trưởng thôn Cầu Bầu - Nguyễn Đình Đảm cho biết lượng khách đến làng thường đông từ tháng 8 đến cuối năm, ngày cao điểm có thể đón tới 300 khách. 80% khách du lịch tới đây là người nước ngoài.

IMG-2256-1.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=oWK5iLb7un0RH_CUpwI-sQ

Các nghệ nhân biểu diễn hát chầu văn phục vụ khách tham quan tại làng hương Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hoà.

Ngoài tăm hương, huyện Ứng Hòa còn duy trì các loại hình nghệ thuật dân gian mang bản sắc của dân cư đồng bằng Bắc Bộ. Tiêu biển nhất là hát chèo (tại các xã Cao Thanh, Sơn Công, Đại Cường) và hát chầu văn (xã Đồng Tân).

Các nghệ nhân biểu diễn hát chầu văn phục vụ khách tham quan tại làng hương Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hoà.

Ngoài tăm hương, huyện Ứng Hòa còn duy trì các loại hình nghệ thuật dân gian mang bản sắc của dân cư đồng bằng Bắc Bộ. Tiêu biển nhất là hát chèo (tại các xã Cao Thanh, Sơn Công, Đại Cường) và hát chầu văn (xã Đồng Tân).

IMG-2308-1.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=mUmuW1iitDdY9YrjDPn-IQ

Điểm dừng chân cuối trong hành trình "Con đường di sản Nam Thăng Long" là làng nghề dệt tơ tằm Phùng Xá thuộc huyện Mỹ Đức. Đến với "thủ phủ dâu tằm", du khách được giới thiệu, trải nghiệm các công đoạn làm ra sản phẩm tơ tằm, từ trồng dâu, nuôi tằm, se tơ đến dệt vải.

Ông Trần Trung Hiếu, Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội trải nghiệm hái lá dâu tằm tại vườn trước khi ghé thăm cơ sở dệt lụa Phùng Xá.

Điểm dừng chân cuối trong hành trình "Con đường di sản Nam Thăng Long" là làng nghề dệt tơ tằm Phùng Xá thuộc huyện Mỹ Đức. Đến với "thủ phủ dâu tằm", du khách được giới thiệu, trải nghiệm các công đoạn làm ra sản phẩm tơ tằm, từ trồng dâu, nuôi tằm, se tơ đến dệt vải.

Ông Trần Trung Hiếu, Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội trải nghiệm hái lá dâu tằm tại vườn trước khi ghé thăm cơ sở dệt lụa Phùng Xá.

IMG-2319.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=PVggbmWgmeu88_yvJVNkMw

Các nhân viên tại cơ sở là hướng dẫn viên chia sẻ với du khách về tập quán sinh hoạt của con tằm, cách nuôi tằm, cách điều khiển chúng dệt tơ lên tấm kén phẳng. Chủ cơ sở cho biết sản phẩm độc đáo nhất ở đây là chăn bông do tằm tự dệt.

Các nhân viên tại cơ sở là hướng dẫn viên chia sẻ với du khách về tập quán sinh hoạt của con tằm, cách nuôi tằm, cách điều khiển chúng dệt tơ lên tấm kén phẳng. Chủ cơ sở cho biết sản phẩm độc đáo nhất ở đây là chăn bông do tằm tự dệt.

IMG-2329-1-1-1.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=xpsmG85wRxyr5AegPz8LcQ

Các công đoạn lấy tơ sen, luộc kén tằm, se tơ bằng khung cửi tại cơ sở thu hút sự chú ý, quan tâm của nhiều du khách. Một số du khách được nghệ nhân Phan Thị Thuận (áo đỏ) trực tiếp hướng dẫn cách lấy tơ sen.

Các công đoạn lấy tơ sen, luộc kén tằm, se tơ bằng khung cửi tại cơ sở thu hút sự chú ý, quan tâm của nhiều du khách. Một số du khách được nghệ nhân Phan Thị Thuận (áo đỏ) trực tiếp hướng dẫn cách lấy tơ sen.

IMG-2320-2_1713061890.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=zxX9VzF6alworrysV2Cv8w

Nhờ có tour "Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội", Hằng Nga, 22 tuổi (áo đen), có dịp tìm hiểu về những di tích lịch sử, văn hóa, những làng nghề truyền thống mang đậm bản sắc của vùng đất phía nam Hà Nội. Trong đó, Nga "hào hứng" nhất khi được tận mắt thấy quy trình sản xuất lụa tơ tằm tại cơ sở Phùng Xá.

Sau khi tham quan, du khách có thể mua các sản phẩm lụa làm từ tơ tằm, tơ sen làm quà.

Sở Du lịch Hà Nội đánh giá tour con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội góp phần đưa du lịch Hà Nội đa sắc và hấp dẫn. Hiện, các công ty lữ hành đang trong quá trình xây dựng tour, du khách có thể tự túc tham quan 3 điểm trong ngày với giá vé vào cửa dao động 50.000 - 100.000 đồng mỗi điểm.

Nhờ có tour "Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội", Hằng Nga, 22 tuổi (áo đen), có dịp tìm hiểu về những di tích lịch sử, văn hóa, những làng nghề truyền thống mang đậm bản sắc của vùng đất phía nam Hà Nội. Trong đó, Nga "hào hứng" nhất khi được tận mắt thấy quy trình sản xuất lụa tơ tằm tại cơ sở Phùng Xá.

Sau khi tham quan, du khách có thể mua các sản phẩm lụa làm từ tơ tằm, tơ sen làm quà.

Sở Du lịch Hà Nội đánh giá tour con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội góp phần đưa du lịch Hà Nội đa sắc và hấp dẫn. Hiện, các công ty lữ hành đang trong quá trình xây dựng tour, du khách có thể tự túc tham quan 3 điểm trong ngày với giá vé vào cửa dao động 50.000 - 100.000 đồng mỗi điểm.

Bài và ảnh: Quỳnh Mai

  • Cẩm nang du lịch Hà Nội
  • Giảm giá 10.000 vé máy bay nhằm thúc đẩy du lịch
  • Tour hè giảm tới 50% tại hội chợ du lịch Hà Nội, TP HCM
  • Làng hương trăm tuổi Hà Nội chuyển mình
  • Cháo gõ gây tò mò ở Hà Nội
Mời độc giả gửi bài, câu hỏi tại đây hoặc về [email protected]
mark

Go And Go Travel

“Một khi bị nhiễm niềm đam mê du lịch, chẳng có phương thuốc nào có thể hóa giải, và tôi biết rằng tôi sẽ hạnh phúc khi có căn bệnh này cho đến hết cuộc đời.” – Michael Palin

Từ khoá:
Social Network: