Đến với Bảo tàng Sinh học Tây Nguyên, du khách sẽ được tận mắt nhìn và tìm hiểu về các con vật y như thật của Tây Nguyên, đặc biệt trong đó có nhiều loài đã biến mất.

bao-tang-xac-thu-Da-Lat-1589860260.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=-GNvaNuoDg-xgBVziOStRA

Nằm trên đồi thông cách trung tâm Đà Lạt khoảng 7 km, Bảo tàng Sinh học Tây Nguyên là một trong những điểm phục vụ nghiên cứu, tham quan và du lịch của thành phố.

Tòa nhà bảo tàng được xây dựng từ những năm 1950, vật liệu chủ yếu bằng đá, có 4 tầng với 115 phòng. Nơi này trước đây là giảng đường của một tu viện Công giáo.

VnExpress-BaotangDalatIMG-4040-JPG-1589621908.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=x1y1E4keQjcJS19oRsQEBw

Bảo tàng có 7 gian phòng trưng bày và 6 phòng lưu trữ hơn 1.300 mẫu động vật của vùng Tây Nguyên, gồm những cá thể động vật quý hiếm có tên trong sách đỏ và đã tuyệt chủng. Các tiêu bản được giữ nguyên hình dạng, kích thước thật của con thú.

VnExpress-BaotangDalatIMG-4042-JPG-1589621867.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=iD8iWa0LyBf6PYfx_xkf5w

Bộ sưu tập lớp thú nơi đây gồm gần 400 mẫu thuộc hơn 60 loài, được chia thành các khu riêng như thú móng guốc, thú linh trưởng…

VnExpress-BaotangDalatIMG-4037-JPG-1589622600-1589622639.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=tOON-0jiBi45aXYE3PngPQ

Bên cạnh các loài thú có vú, bảo tàng còn trưng bày khoảng 250 mẫu chim, được đặt ở các vị trí khác nhau minh họa tọa độ sinh sống và bay cao của loài đó.

VnExpress-BaotangDalatIIMG-4060-JPG-1589621966.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=pGNqRvbvg_T2MefSE8bIKw

Không chỉ trưng bày mẫu, bảo tàng dựng lại một cách sinh động những hành động, tập tính của từng loài như săn bắt con mồi.

VnExpress-BaotangDalatIMG-4056-JPG-1589621951.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=qKUuFl1omkGIbXY6YoL4sg

Tiêu bản một con khỉ được tạo dáng và bài trí kèm cảnh quan gần giống với môi trường sống thực tế trong tự nhiên.

VnExpress-BaotangDalatIIMG-4043-JPG-1589622832.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=LK14vcv-T7HOLuzX995hPA

Bên cạnh tiêu bản nguyên vẹn, nơi đây còn trưng bày gần 200 bộ xương của các loài thú, chim, bò sát.

VnExpress-BaotangDalatIMG-4049-JPG-1589622000.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=PprPcEUgP-xgs3_oAZ1oBw

Từng chi tiết xương nhỏ nhất được sắp xếp đầy đủ và hoàn chỉnh. Ngoài ra, bảo tàng còn bộ sưu tập hơn 40 loài lưỡng cư và bò sát, hàng mẫu côn trùng và nhiều loại nấm, thực vật khác.

VnExpress-BaotangDalatIMG-4041-JPG-1589622308.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=dq9KwN369vRcfJRPhYQZHw

Dọc lối đi dẫn vào các phòng trưng bày, du khách có thể dễ dàng tiếp cận các bảng thông tin, biển chỉ dẫn. Trình tự tiến hóa của một số động vật được thể hiện dễ hiểu.

VnExpress-BaotangDalatIIMG-4061-JPG-1589622246.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=ti4xN_w6yoX88CVdeY0UeQ

Các khu trưng bày không có rào chắn, người xem có thể tiến sát vào mẫu vật để quan sát, chụp hình. Tuy nhiên, như mọi bảo tàng khác, du khách không được chạm vào hiện vật.

VnExpress-BaotangDalatIMG-4083-JPG-1589622274.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=kxjuFBgEnHBbo5h1IfjJYw

Bên cạnh các phòng trưng bày xác thú, khuôn viên bảo tàng có các quán cà phê, ghế đá cho du khách nghỉ chân. Nơi này được trồng nhiều cây xanh trong đó gồm các loài thực vật phục vụ nghiên cứu đã hàng chục năm tuổi.

VnExpress-BaotangDalatIMG-4086-JPG-1589622288.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=FCw0Rc0tPsnoTOrEsxHBNA

Với kiến trúc còn nguyên vẹn từ 70 năm trước, vẻ đẹp đậm màu thời gian của Bảo tàng Sinh học Tây Nguyên còn là điểm chụp ảnh cưới, điểm check-in "sống ảo" của nhiều du khách.

Lần đầu đến Đà Lạt từ TP HCM, Việt Phạm chia sẻ rất ấn tượng ngay từ khi đặt chân vào bảo tàng. "Không khí bên trong tòa nhà khá ma mị và có chút rùng rợn. Khác với tính chất của các bảo tàng vẫn còn mang nhiều tính chất học thuật, nơi này cho mình cảm giác thực sự thư giãn nhờ không gian xanh mát. Một số thông tin được trình bày khá dễ hiểu", nam du khách nói.

Tâm Linh

Bảo tàng mở cửa tất cả các ngày trong tuần, từ 7h30 - 17h. Giá vé tham quan là 15.000 đồng một người.

mark

Go And Go Travel

“Một khi bị nhiễm niềm đam mê du lịch, chẳng có phương thuốc nào có thể hóa giải, và tôi biết rằng tôi sẽ hạnh phúc khi có căn bệnh này cho đến hết cuộc đời.” – Michael Palin

Từ khoá:
Social Network: