Ngày 4/5, sau gần hai tháng sống trong lệnh giới nghiêm, Italy quyết định nới phong tỏa. Người dân bắt đầu xuống đường và hơn 4 triệu người, tương đương với 1/4 lao động Italy, bắt đầu đi làm trở lại. Phần lớn họ làm việc trong lĩnh vực xây dựng và sản xuất. Ảnh: Antonio Parrinello/Reuters.
Các trường học, rạp chiếu phim và hầu hết các cửa hàng khác sẽ vẫn đóng cửa dù Italy nới lệnh phong tỏa. Các cửa hàng, thư viện và bảo tàng có thể mở cửa trở lại sau ngày 18/5, và các quán bar và nhà hàng có thể đón khách vào tháng 6. Trên ảnh là quảng trường St. Marks Square ở Venice. Ảnh: Manuel Silvestri/Reuters.
Mọi người bắt đầu có thể tập thể dục ngoài trời và lần đầu tiên đến nhà hàng dùng bữa sau nhiều ngày ở nhà. Tuy nhiên, người dân không quá thoải mái và đổ xô ra đường. Họ thận trọng và có phần chậm chạp khi rời khỏi nhà. Bức ảnh trên được chụp tại quảng trường Castello ở Milan. Flavio Lo Scalzo/Reuters.
Các công viên mở cửa trở lại, nhưng người dân vẫn tuân thủ giãn cách xã hội ở nơi công cộng. Trên ảnh là một công viên tại thành phố Rome. Ảnh: Guglielmo Mangiapane/Reuters.
Trong thời gian bị phong tỏa, xe hơi luôn bị cảnh sát dừng lại để kiểm tra và hành khách phải cung cấp được lý do ra đường của họ, việc đi lại khó khăn hơn bao giờ hết. Hiện giờ, những người sống trong cùng một khu vực có thể đến thăm nhau. Trên ảnh là ông Domenico di Massa ôm cháu gái Cecilia của mình sau gần hai tháng không được gặp. Ảnh: Yara Nardi/Reuters.
Một cặp đôi trong chuyến đi tới bờ biển Naples, Italy vào ngày 4/5. Ảnh: Ciro De Luca/Reuters.
Trẻ em Italy đùa nghich trong làn nước biển ở làng chài San Giovanni li Cuti. Từ ngày 4/5, Italy bước vào giai đoạn hai của Covid-19 (sống chung cùng virus nCoV). Tuy nhiên, thủ tướng Giuseppe Conte vẫn đưa ra cảnh báo: "Nếu chúng ta không tôn trọng các biện pháp phòng ngừa, đường cong dịch bệnh sẽ tăng lên, cái chết cũng vì thế mà tăng và nền kinh tế của chúng ta sẽ bị thiệt hại nặng nề, khó có thể khôi phục. Nếu bạn yêu nước, hãy giữ khoảng cách với nhau". Ảnh: Antonio Parrinello/Reuters.
Hiện tại các nhà hàng được mở cửa trở lại nhưng người dân chỉ có thể mua mang đi. Để giảm tải cho giao thông công cộng, các cửa hàng bán xe tay ga, xe điện được phép mở cửa. Trên ảnh là một quán kem ở Venice. Ảnh: Manuel Silvestri/Reuters.
Một người đàn ông đứng bán hàng ở chợ Porta Palazzo, Turin. Ảnh: Massimo Pinca/Reuters.
Đám tang được phép tổ chức nhưng không quá 15 người. Ảnh: Antonio Parrinello/Reuters.
Từng là ổ Covid-19 lớn nhất châu Âu, người dân Italy đã chứng kiến một sự phong tỏa lớn nhất và lâu nhất trên toàn châu lục. Thời gian phong tỏa có hiệu lực từ 9/3 đến 3/5.
Trong giai đoạn phong tỏa, 62 triệu người dân đã tự cô lập trong nhà, không thể ra ngoài ngoại trừ được sự đồng ý của cảnh sát từ 10/3. Các cửa hàng đều đóng ngoại trừ tạp hóa và hiệu thuốc. Kể từ 21/2, khi dịch bệnh xuất hiện tại Italy, đến nay hơn 29.000 người tại quốc gia này chết vì nCoV. Ảnh: Manuel Silvestri/Reuters.
Anh Minh (Theo New York Post)
Go And Go Travel
“Một khi bị nhiễm niềm đam mê du lịch, chẳng có phương thuốc nào có thể hóa giải, và tôi biết rằng tôi sẽ hạnh phúc khi có căn bệnh này cho đến hết cuộc đời.” – Michael Palin