Ngày 15/1 (tức 16 tháng Chạp), UBND thành phố Hạ Long tổ chức lễ cất nóc và tiếp nhận công đức công trình xây dựng, tôn tạo đền thờ vua Lê Thái Tổ tại Khu di tích Đền Vua Lê thuộc xã Lê Lợi, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Ngày 15/1 (tức 16 tháng Chạp), UBND thành phố Hạ Long tổ chức lễ cất nóc và tiếp nhận công đức công trình xây dựng, tôn tạo đền thờ vua Lê Thái Tổ tại Khu di tích Đền Vua Lê thuộc xã Lê Lợi, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Dự án tu bổ, tôn tạo, mở rộng và phát huy giá trị di tích đền thờ Vua Lê Thái Tổ, xã Lê Lợi, thành phố Hạ Long có tổng mức đầu tư khoảng 211 tỷ đồng, được thực hiện bằng nguồn vốn công đức và xã hội hoá.

Theo phương án thiết kế, tổng diện tích nghiên cứu quy hoạch dự án là trên 12ha, định hướng phân chia thành 4 khu chức năng chính, gồm có: Khu đền thờ có diện tích trên 57.000m2 (khu A); Khu Ban Quản lý Đền có diện tích gần 11.500m2 (khu B); khu dịch vụ tâm linh có diện tích trên 35.000m2 (khu C); Đất hạ tầng giao thông đối ngoại có diện tích trên 8.300m2 (khu D).

Ngoài ra TP Hạ Long cũng dành hơn 388 tỷ đồng từ nguồn ngân sách thành phố để đầu tư đường kết nối vào đền và xây dựng quảng trường phía trước đền rộng gần 10 ha. Như vậy từ nguồn lực ngân sách thành phố và xã hội hóa để chỉnh trang, tôn tạo lại Đền vua Lê Thái Tổ là gần 600 tỷ đồng, chia thành 4 dự án thành phần.

Hạ Long tổ chức lễ cất nóc Dự án cải tạo đền thờ vua Lê Thái Tổ - 1

Dự án xây dựng, tôn tạo Đền thờ vua Lê Thái Tổ được đầu tư gần 600 tỷ đồng chia làm 4 dự án thành phần.

Tính tới thời điểm sáng 15/1, thành phố huy động được trên 83 tỷ từ nguồn công đức, xã hội hóa và đang tiếp tục kêu gọi nguồn lực đóng góp của người dân, các tổ chức trong và ngoài nước.

Đền thờ vua Lê Lợi thờ lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, đánh đuổi quân xâm lược nhà Minh, lên ngôi trở thành vị hoàng đế đầu tiên của triều Hậu Lê.

Theo hồ sơ di tích, đền thờ vua Lê Lợi được xây dựng vào cuối thế kỷ XV, toạ lạc trên một gò đất bằng phẳng, xung quanh là sông nước. Tại đền Lê Thái Tổ ngày nay còn lưu giữ được 5 sắc phong các vua triều Nguyễn ban tặng vào năm 1821 và năm 1846. Nội dung các sắc phong nêu rõ: Các vị thần Lê Thái Tổ, Lê Lai, Nguyễn Trãi, thần Núi, thần Sông… đã có công giúp nước che chở cho dân tỏ rõ linh ứng, nay gia tặng Thượng đẳng thần và cho phép xã Trí Xuyên, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Yên phụng thờ như xưa.

Hạ Long tổ chức lễ cất nóc Dự án cải tạo đền thờ vua Lê Thái Tổ - 2

Phối cảnh dự án

Năm 2003, Đền được UBND tỉnh xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Với những giá trị cả về lịch sử và yếu tố tâm linh, đền thờ Lê Thái Tổ là nơi thu hút đông đảo bà con nhân dân địa phương và các vùng lân cận đến tham quan, chiêm bái. Để khai thác, phát huy giá trị của di tích, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, TP Hạ Long sẽ triển khai Dự án cải tạo, mở rộng đền thờ vua Lê.

Theo đại diện TP Hạ Long, địa phương đang tiếp tục thực hiện sáng tạo xây dựng và triển khai Đề án Hạ Long - thành phố của Hoa và Lễ hội. Trong năm 2024, Hạ Long khởi công xây dựng, tôn tạo 4 cụm công trình di tích lịch sử văn hóa gồm Quần thể khu di tích Núi Bài Thơ và Đền Đức Ông Trần Quốc Nghiễn; Đền Bang tại xã Thống Nhất; Đền bà Chúa tại phường Bạch Đằng và Đền vua Lê Thái Tổ tại xã Lê Lợi.

Các công trình này khi hoàn thành sẽ tạo không gian phát triển văn hóa cho thành phố, đồng thời tạo ra nhiều sản phẩm du lịch nhằm thực hiện tốt việc phát triển kinh tế di sản.

Quảng Ninh đặt mục tiêu đón 20 triệu lượt khách du lịch năm 2025
Quảng Ninh đặt mục tiêu đón 20 triệu lượt khách du lịch năm 2025

Ngành du lịch Quảng Ninh tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường khách quốc tế và mở thêm nhiều tuyến, điểm, sản...

mark

Go And Go Travel

“Một khi bị nhiễm niềm đam mê du lịch, chẳng có phương thuốc nào có thể hóa giải, và tôi biết rằng tôi sẽ hạnh phúc khi có căn bệnh này cho đến hết cuộc đời.” – Michael Palin

Từ khoá:
Social Network: