Ông Nguyễn Thanh Lang, Giám đốc Công ty TNHH TMDV Diên Khánh khẳng định, sự phát triển công nghệ đã giúp các sản phẩm nông sản từ các xã vùng sâu, vùng xa tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng. Nhờ vào các nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) và mạng xã hội, các sản phẩm OCOP có thể dễ dàng đến tay người tiêu dùng mà không còn phải qua nhiều khâu trung gian.
- Xin chào ông Nguyễn Thanh Lang, ông có thể chia sẻ nhận định của mình về sự phát triển của ngành nông nghiệp và xuất khẩu nông sản tại Việt Nam trong thời gian gần đây không?
Ngành nông nghiệp Việt Nam hiện đang trên đà phát triển bền vững và đã có nhiều dấu hiệu tích cực. Việc chuyển đổi sang những cây trồng có giá trị cao như sầu riêng, cà phê, tiêu và lúa, cùng với việc đạt tiêu chuẩn vùng trồng, đã giúp gia tăng giá trị xuất khẩu.
Đặc biệt, việc đáp ứng các yêu cầu khắt khe của các thị trường châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản đã mở rộng cơ hội xuất khẩu, đem lại giá trị tỷ đô và tạo ra nhiều cơ hội cho nông dân và doanh nghiệp trong ngành.
Ông Nguyễn Thanh Lang Giám đốc Công ty TNHH TMDV Diên Khánh.
- Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, ông thấy những thách thức lớn nhất đối với nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế là gì?
Hội nhập quốc tế đã giúp Việt Nam khẳng định vị thế là một mắt xích quan trọng trong mạng lưới kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, sự cạnh tranh ngày càng gia tăng giữa các mặt hàng nông sản buộc chúng ta phải cải tiến kỹ thuật canh tác và nâng cao chất lượng sản phẩm. Các yêu cầu về chất lượng, mẫu mã và số lượng ngày càng khắt khe, điều này đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực không ngừng để giữ vững vị thế trên thị trường quốc tế.
- Công ty TNHH TMDV Diên Khánh đã triển khai những chiến lược gì để nâng cao chất lượng nông sản và đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu quốc tế trong thời đại mới?
Chúng tôi đã và đang tập trung vào việc cung cấp các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, bao gồm thuốc bảo vệ thực vật sinh học, phân bón hữu cơ và thức ăn cho tôm cá với công nghệ vi sinh sạch.
Những sản phẩm này không chỉ giúp nâng cao chất lượng nông sản mà còn đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng và đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường quốc tế.
- Theo ông, những rào cản pháp lý hoặc các quy định hiện nay có ảnh hưởng ra sao tới doanh nghiệp nông sản xuất khẩu Việt Nam?
Dựa trên kinh nghiệm xuất khẩu nông sản sạch như sầu riêng, bưởi da xanh, cà phê và chanh không hạt, tôi thấy rằng các quy định hiện nay đã có nhiều cải thiện và hỗ trợ tốt hơn cho doanh nghiệp Việt Nam. Xu hướng hiện tại là các quy định đang được cải thiện để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc giao thương quốc tế.
- Ông có thể chia sẻ về những thị trường xuất khẩu nông sản tiềm năng mà công ty Diên Khánh đang hướng tới trong tương lai? Công ty đã và đang có những biện pháp gì để đảm bảo việc sản xuất nông sản bền vững và thân thiện với môi trường?
Chúng tôi đang tập trung vào phát triển thị trường xuất khẩu nông sản tiềm năng, đặc biệt là xuất khẩu chanh không hạt đến Trung Đông với mục tiêu cung cấp 5 đến 10 container mỗi đợt trong mùa lễ hội Ramadan. Ngoài chanh không hạt, chúng tôi cũng đang đẩy mạnh xuất khẩu dừa, bưởi da xanh, cà phê và các loại nông sản chất lượng cao khác.
Để đảm bảo sản xuất bền vững và thân thiện với môi trường, chúng tôi chú trọng vào việc phát triển các sản phẩm nông nghiệp như thuốc sâu sinh học G8, phân bón lá, phân bón hữu cơ Humic và phân bón NPK thương hiệu Diên Khánh Kỹ sư Lang. Những sản phẩm này không chỉ nâng cao chất lượng nông sản mà còn bảo vệ môi trường.
Ông Nguyễn Thanh Lang nhận thấy được tầm quan trọng của các sản phẩm nông sản OCCOP nên từ lâu đã định hướng công ty tập trung vào việc cung cấp các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao.
- Ông nhận định như thế nào về xu hướng tiêu dùng hiện nay khi khách hàng ngày càng quan tâm đến các sản phẩm nông nghiệp và nông sản có nguồn gốc tự nhiên, hữu cơ?
Xu hướng tiêu dùng hiện nay phản ánh một sự chuyển mình tất yếu trong ngành nông nghiệp. Ngày càng nhiều người tiêu dùng ưu tiên các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên và hữu cơ không chỉ vì lý do an toàn dinh dưỡng và sức khỏe, mà còn vì đây là xu hướng phát triển bền vững.
- Theo ông, yếu tố nào khiến người tiêu dùng ưa chuộng những sản phẩm nông nghiệp, nông sản có nguồn gốc tự nhiên, đặc biệt là các sản phẩm sạch này?
Người tiêu dùng ưa chuộng các sản phẩm nông sản có nguồn gốc tự nhiên và sạch vì những sản phẩm này đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ sức khỏe.
Các sản phẩm đạt tiêu chuẩn Global GAP không chỉ đảm bảo lợi ích sức khỏe mà còn góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Sự tin cậy và chất lượng của sản phẩm sạch là những yếu tố quan trọng thu hút người tiêu dùng.
Ông Nguyễn Thanh Lang tại 1 hội chợ triển lãm về ngành nông nghiệp quốc tế.
- Gần đây, xu hướng người dân ưu tiên mua hàng Việt, đặc biệt là các sản phẩm OCOP (Mỗi xã một sản phẩm) đang gia tăng. Theo ông, lý do chính của sự thay đổi này là gì, và nó mang lại lợi ích gì cho ngành nông nghiệp và xuất khẩu nông sản của Việt Nam?
Sự gia tăng xu hướng ưu tiên hàng Việt và sản phẩm OCOP có thể được lý giải qua sự phát triển công nghệ và sự tiện lợi của các nền tảng thương mại điện tử.
Trong đó, sự phát triển công nghệ đã giúp các sản phẩm nông sản từ các xã vùng sâu, vùng xa tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng. Nhờ vào các nền tảng thương mại điện tử và mạng xã hội, các sản phẩm OCOP có thể dễ dàng đến tay người tiêu dùng mà không còn phải qua nhiều khâu trung gian.
Song song đó, xu hướng ưu tiên hàng hóa địa phương không chỉ là một hiện tượng tại Việt Nam mà còn đang được nhiều quốc gia phát triển áp dụng. Trong quá trình phát triển nông sản, việc liên tục cải tiến và điều chỉnh sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường là điều rất cần thiết. Các chiến dịch marketing vừa và nhỏ được thực hiện để rút ngắn khoảng cách giữa nhà vườn và thị trường quốc tế, giúp sản phẩm nông sản Việt Nam có thể tiếp cận và ghi điểm trong mắt người tiêu dùng toàn cầu.
Có thể nói, về mặt lợi ích, việc sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP sẽ giúp bà con nông dân có một bộ quy chuẩn rõ ràng, từ đó dễ dàng lựa chọn các nguyên liệu đầu vào và nâng cao kỹ thuật canh tác. Điều này không chỉ giúp nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn thúc đẩy sự phát triển đồng bộ và nhanh chóng của ngành nông nghiệp. Sự tuân thủ quy trình tiêu chuẩn cũng giúp nâng cao giá trị sản phẩm và tăng cường khả năng xuất khẩu nông sản Việt Nam ra thị trường quốc tế.
- Cảm ơn ông Nguyễn Thanh Lang về những chia sẻ rất hữu ích này!
Muôn sắc nông sản OCOP vùng cao Việt BắcTrà Shan tuyết, vịt quay, phở ngô, gạo nếp… của các hợp tác xã, doanh nghiệp thuộc 6 tỉnh Việt Bắc cùng hội tụ tại...
Go And Go Travel
“Một khi bị nhiễm niềm đam mê du lịch, chẳng có phương thuốc nào có thể hóa giải, và tôi biết rằng tôi sẽ hạnh phúc khi có căn bệnh này cho đến hết cuộc đời.” – Michael Palin