Trong bức tranh chiến lược phát triển đô thị của TP.HCM giai đoạn mới, Cần Giờ đang nổi lên như một bán đảo cơ hội, nơi tập trung những tham vọng lớn: vươn ra biển Đông, hình thành đô thị sinh thái thông minh và định vị thành phố trên bản đồ các siêu đô thị biển quốc tế.

Trong bức tranh chiến lược phát triển đô thị của TP.HCM giai đoạn mới, Cần Giờ đang nổi lên như một "bán đảo cơ hội", nơi tập trung những tham vọng lớn: vươn ra biển Đông, hình thành đô thị sinh thái thông minh và định vị thành phố trên bản đồ các siêu đô thị biển quốc tế.

Theo các chuyên gia, để hiện thực hóa tầm nhìn phát triển hướng biển, TP.HCM cần tận dụng lợi thế địa kinh tế - địa chính trị, đồng thời vượt qua các thách thức về môi trường, quy hoạch và công bằng xã hội.

Quyết định chiến lược mang tầm nhìn dài hạn

Trao đổi với Tạp chí Du lịch TP.HCM, GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, khẳng định việc TP.HCM xác lập tầm nhìn hướng biển không chỉ là lựa chọn chiến lược mà còn là tất yếu lịch sử.

Theo ông, từ thời Pháp thuộc cho đến giai đoạn Mỹ chiếm đóng, TP.HCM, với trục giao thương gắn liền với sông Sài Gòn và biển Đông, vốn đã được định hình như một đô thị cảng chiến lược.

Tuy nhiên, vì lý do chiến tranh, thiên tai và nhận thức hạn chế về rủi ro môi trường, trong nhiều thập niên sau đó, xu thế phát triển lại dồn về phía đất liền – một sự "quay lưng" mang tính thụ động với biển cả.

can gio vuon ra bien lon: da den luc tai dinh vi vai tro cua kinh te bien - 1

Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, cho rằng việc TP.HCM xác lập lại tầm nhìn hướng biển không chỉ là một lựa chọn chiến lược, mà là một tất yếu lịch sử

"Ngày nay, khi các yếu tố đe dọa truyền thống từ biển đã suy giảm – và khi biến đổi khí hậu đặt ra những thách thức toàn cầu – chính lúc này lại là thời điểm vàng để tái định vị vai trò của kinh tế biển. Không thể chần chừ thêm", ông nhấn mạnh.

Sau Hội nghị Thượng đỉnh Rio năm 1992, khái niệm phát triển bền vững trở thành một chuẩn mực toàn cầu.

Theo đó, biển không còn bị nhìn nhận đơn thuần là nơi khai thác tài nguyên, mà là một không gian phát triển tích hợp, nơi kinh tế, môi trường và xã hội phải cùng tồn tại trong sự hài hòa. TP.HCM, với địa thế nằm trên tuyến hàng hải nối Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, đang nắm trong tay một cơ hội hiếm có để trở thành trung tâm trung chuyển hàng hải quốc tế, thay thế cho các đầu mối truyền thống đang gặp giới hạn như Bangkok hay Singapore.

can gio vuon ra bien lon: da den luc tai dinh vi vai tro cua kinh te bien - 2

can gio vuon ra bien lon: da den luc tai dinh vi vai tro cua kinh te bien - 3

Tập đoàn Vingroup khởi công Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ, với quy mô gần 2.900 ha, dân số dự kiến 230.000 người

Việc chọn Cần Giờ làm “cửa ngõ ra biển” là một quyết định chiến lược mang tầm nhìn dài hạn. Theo GS. Võ, đây không chỉ là một vùng sinh thái đặc hữu với rừng ngập mặn được UNESCO công nhận, mà còn là điểm tựa để TP.HCM thực hiện một bước nhảy vọt về tư duy phát triển đô thị từ đất liền ra biển, từ truyền thống sang hiện đại, từ tách rời sang tích hợp.

Dự án thành phố biển tại Cần Giờ, nếu được quy hoạch khoa học và triển khai đúng hướng, không chỉ là một công trình đầu tư, mà là biểu tượng cho khát vọng hội nhập biển lớn. Đó là nơi mà cảnh quan, kiến trúc, công nghệ và bản sắc sinh thái cùng nhau tạo nên một bản giao hưởng phát triển bền vững, khẳng định vị thế mới của TP.HCM trên bản đồ kinh tế biển châu Á.

can gio vuon ra bien lon: da den luc tai dinh vi vai tro cua kinh te bien - 4

Không dừng lại ở đó, GS. Võ còn đề xuất một tầm nhìn liên kết vùng mạnh mẽ hơn: xây dựng cơ chế hợp tác hành chính hoặc thậm chí là liên kết thể chế giữa TP.HCM và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nhằm tạo nên một “cực kinh tế biển chiến lược”. Tương tự như cách Thâm Quyến – Quảng Châu (Trung Quốc) hay Busan – Ulsan (Hàn Quốc) cùng nhau tạo thành động lực phát triển vùng đô thị cảng, TP.HCM cũng có thể trở thành hạt nhân của một siêu đô thị biển hiện đại, năng động và kết nối toàn cầu.

Vừa qua, Tập đoàn Vingroup khởi công Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ, với quy mô gần 2.900 ha, dân số dự kiến 230.000 người. Đây không đơn thuần là một khu đô thị, mà là mô hình thành phố sinh thái, thông minh, nghỉ dưỡng, dịch vụ chuẩn quốc tế. Điểm nhấn đặc biệt của dự án là việc tích hợp hài hòa giữa công nghệ, năng lượng xanh, bảo tồn hệ sinh thái và nâng cao chất lượng sống con người tạo nên hình mẫu tiên phong về phát triển đô thị ven biển tại Việt Nam.

Phép thử cho mô hình đô thị ven biển bền vững

Trong khi đó, TS. Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu (ĐH Cần Thơ) cảnh báo rằng phát triển đô thị ven biển không thể chỉ dựa vào ý chí, mà cần thận trọng trước những thách thức môi trường, đặc biệt là tại một vùng sinh thái quý giá như Cần Giờ.

Cơ hội lớn là điều không thể phủ nhận: Việt Nam đã làm chủ công nghệ xây dựng hiện đại, có thể tự mình triển khai các công trình quy mô như cầu biển, đường ven bờ, hạ tầng ngầm. Cùng với đó, mô hình đô thị thông minh, nơi mọi thứ được điều phối thông qua công nghệ, từ xử lý rác thải, quản lý giao thông đến tiêu thụ năng lượng, sẽ giúp giảm áp lực lên môi trường tự nhiên.

can gio vuon ra bien lon: da den luc tai dinh vi vai tro cua kinh te bien - 5

TS. Lê Anh Tuấn – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu (ĐH Cần Thơ)

Hệ sinh thái rừng ngập mặn, với đa dạng sinh học cao, không chỉ là “lá phổi xanh” của vùng đất này mà còn là nguồn lực để phát triển du lịch sinh thái, giáo dục môi trường và nghiên cứu khoa học. Đây sẽ là chất liệu quan trọng để tạo nên bản sắc độc đáo cho một thành phố biển trong tương lai.

Tuy nhiên, TS. Tuấn nhấn mạnh: “Không thể phủ nhận nguy cơ môi trường bị xáo trộn, sinh kế người dân bị ảnh hưởng và bất bình đẳng xã hội có thể xuất hiện nếu không có cơ chế kiểm soát phù hợp”. Những vấn đề như mất đất, mất nghề, khó thích nghi với nhịp sống đô thị của người dân bản địa là điều hoàn toàn có thể xảy ra nếu quy hoạch thiếu tính bao trùm.

Do đó, phát triển Cần Giờ không chỉ là một dự án xây dựng mà còn là bài kiểm tra năng lực quản trị toàn diện của TP.HCM. Từ thiết kế thể chế giám sát chặt chẽ, đến cơ chế minh bạch, phản biện từ cộng đồng, truyền thông và giới khoa học, tất cả cần được thiết lập ngay từ đầu.

can gio vuon ra bien lon: da den luc tai dinh vi vai tro cua kinh te bien - 6

Phát triển Cần Giờ không chỉ là một dự án xây dựng mà còn là bài kiểm tra năng lực quản trị toàn diện của TP.HCM

Đặc biệt, phân phối lợi ích công bằng là nguyên tắc sống còn. Một đô thị bền vững không thể chỉ phục vụ giới đầu tư hay tầng lớp giàu có, mà phải mang lại giá trị thực chất cho cộng đồng địa phương – những người đã sống, gìn giữ và gắn bó với vùng đất này hàng thế kỷ.

Từ hai góc nhìn một về chiến lược biển, một về mô hình đô thị sinh thái, có thể thấy Cần Giờ chính là “phòng thí nghiệm” cho tương lai của TP.HCM. Nếu thành công, nơi đây sẽ trở thành hình mẫu cho các đô thị ven biển trong kỷ nguyên biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. Nhưng nếu thất bại, cái giá không chỉ là lãng phí tài nguyên, mà còn là sự đánh mất lòng tin xã hội và tổn thương sinh thái không thể phục hồi.

TP.HCM cần một tầm nhìn táo bạo, một cơ chế vận hành minh bạch và một tinh thần phát triển hài hòa giữa kinh tế, con người, thiên nhiên. Chỉ khi đó, thành phố mới thực sự vươn ra biển lớn và vươn lên tầm vóc quốc tế.

Đề xuất bổ sung tuyến metro TP.HCM, Cần Giờ vào quy hoạch, vốn đầu tư hơn 102.000 tỉ đồng

UBND TP.HCM đang đề xuất Thủ tướng Chính phủ bổ sung tuyến metro kết nối trung tâm TP với huyện Cần Giờ (tuyến số 12) vào danh mục dự án kèm theo Nghị quyết 188, đồng thời áp dụng các cơ chế, chính sách đặc thù để đẩy nhanh triển khai.

Tuyến này đã được xác định là tuyến tiềm năng trong quy hoạch TP.HCM giai đoạn 2021–2030, tầm nhìn 2050, và cập nhật trong đồ án điều chỉnh quy hoạch chung đến năm 2040, tầm nhìn 2060.

Tháng 8.2023, Thủ tướng giao TP nghiên cứu phát triển tuyến metro Cần Giờ. Gần đây nhất, ngày 19.3, Thủ tướng tiếp tục chỉ đạo TP khẩn trương triển khai và báo cáo trong tháng 4. Ngày 17.3, Tập đoàn Vingroup đã đề xuất đầu tư dự án này.

Theo đề xuất của Vingroup, tuyến metro dài 48,5 km, đi trên cao, bắt đầu từ đường Nguyễn Văn Linh (quận 7) qua Nhà Bè, vượt sông Soài Rạp, và kết thúc tại Cần Giờ. Tuyến có hai ga chính, hai khu depot và được thiết kế tốc độ tối đa 250 km/giờ. Tổng vốn đầu tư khoảng 102.370 tỉ đồng (tương đương 4,09 tỉ USD).

mark

Go And Go Travel

“Một khi bị nhiễm niềm đam mê du lịch, chẳng có phương thuốc nào có thể hóa giải, và tôi biết rằng tôi sẽ hạnh phúc khi có căn bệnh này cho đến hết cuộc đời.” – Michael Palin

Từ khoá:
Social Network: