Trong không gian yên bình của một khu vườn nhỏ ngoại ô, những tác phẩm bonsai tre độc đáo hiện lên như những tuyệt tác nghệ thuật, mang đậm ý nghĩa văn hóa Việt Nam.
Ấn tượng nhất phải kể đến bộ tác phẩm "Những chú rắn tre chào Xuân Ất Tỵ" – một sáng tạo mang tính biểu tượng của anh Lê Mạnh Hà, một nhân viên văn phòng có niềm đam mê đặc biệt với nghệ thuật bonsai.
Giao duyên trong hình dáng rắn tre
Khi được hỏi về tác phẩm chào đón năm mới, anh Hà giới thiệu với niềm tự hào: “Đây là một tác phẩm mô phỏng hình ảnh hai con rắn – tượng trưng cho cặp vợ chồng hạnh phúc, quấn quýt bên nhau.
Với hình dáng uốn lượn mềm mại, hai con rắn thể hiện sự gắn kết, che chở lẫn nhau, mang thông điệp về tình yêu và sự viên mãn trong cuộc sống. Tôi sử dụng tre ngà, là loại tre có thân vàng kim rực rỡ để làm nguyên liệu chính. Tre ngà không chỉ nổi bật mà còn có ý nghĩa phong thủy tốt, mang lại tài lộc và may mắn".
Tác phẩm “cặp rắn giao duyên” được anh Hà tạo ra chào mừng năm mới Ất Tỵ.
Anh chia sẻ thêm, để tạo ra tác phẩm này, anh đã phải chọn lọc từ những bụi tre ngà khỏe mạnh, chăm sóc từ khi cây còn là măng. Việc tạo dáng phải được thực hiện ngay từ những ngày đầu tiên khi măng nhú lên, đảm bảo hình thể tự nhiên, mượt mà. Từ khâu chăm sóc, tạo dáng đến khi hoàn thiện, mỗi cây mất khoảng một năm rưỡi đến hai năm.
“Cái khó là xử lý tự nhiên để cây phát triển đúng ý muốn mà không làm mất đi vẻ đẹp nguyên bản. Ngoài ra, các loài côn trùng thường tấn công măng, nên tỷ lệ thành công khá thấp. Để tạo nên một tác phẩm đẹp, tôi phải xử lý hàng chục măng mới chọn được một cái ưng ý”, anh Nam giải thích.
Để có được tác phẩm này, anh Hà đã phải mất gần 2 năm cho việc tạo dáng cho 2 con rắn.
Việc tạo tác, uốn cây phải được thực hiện ngay từ những ngày đầu tiên khi măng nhú lên và phải chăm chút mỗi ngày.
Bên cạnh hình ảnh cặp rắn giao duyên, anh Hà còn giới thiệu một tác phẩm khác mang tên “Ngũ Phúc”. Đây là tổ hợp 5 thân tre ngà được tạo hình như 5 chú rắn cùng uốn lượn trong một bể lớn. Bộ tác phẩm không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp tinh tế mà còn bởi độ khó trong việc thực hiện.
“Để tạo được 5 thân tre đồng đều và phối hợp nhịp nhàng, tôi phải uốn nắn từng cây cùng một lúc, theo dõi hằng ngày. Nếu một thân bị lỗi, toàn bộ tác phẩm sẽ không đạt yêu cầu. Mỗi cây là một mảnh ghép không thể thay thế, và việc vận chuyển cả bộ tác phẩm từ bụi tre nguyên gốc cũng rất phức tạp,” anh Hà kể.
Với sự kỳ công trong từng công đoạn, bộ “Ngũ Phúc” dự kiến có giá trị hơn 100 triệu đồng khi ra thị trường, thể hiện đẳng cấp của một tác phẩm bonsai nghệ thuật.
Cũng nằm trong bộ tác phẩm chào năm Ất Tỵ, anh Hà còn sở hữu tác phẩm “Ngũ Phúc” đây là tổ hợp năm thân tre ngà được tạo hình như năm chú rắn cùng uốn lượn trong một bể lớn.
Bộ tác phẩm “Ngũ Phúc” dự kiến có giá trị hơn 100 triệu đồng khi ra thị trường.
Hồn quê Việt Nam trong từng nhánh tre
Không chỉ dừng lại ở hình ảnh những chú rắn, anh Nam còn thực hiện một loạt tác phẩm mang hơi thở quê hương. Tiêu biểu là bộ “Hồn Quê,” tái hiện cảnh cổng làng với hai lũy tre xanh rợp bóng. Tác phẩm sử dụng tre gai, loại tre thân xanh phổ biến khắp các làng quê Việt Nam, gợi nhắc ký ức về một Việt Nam yên bình và thơ mộng.
“Cây tre không chỉ là biểu tượng của sự mộc mạc, giản dị mà còn là hình ảnh gắn liền với lịch sử và văn hóa Việt Nam. Tôi muốn qua tác phẩm này, mọi người cảm nhận được vẻ đẹp hào hùng và yên bình của quê hương", anh Nam chia sẻ.
Ngoài ra, anh Hà cũng vừa hoàn thành cặp tác phẩm nói lên tình yêu quê hương, đất nước mang tên “Hồn Quê” và “Việt Nam tôi”.
Tác phẩm gợi nhắc ký ức về một Việt Nam yên bình và thơ mộng với cổng làng, cổng đình thời xưa.
Bên cạnh “Hồn Quê,” bộ tác phẩm “Việt Nam Tôi” cũng thu hút sự chú ý với hình ảnh hai con rồng uốn lượn, được làm từ tre ngà. Lấy cảm hứng từ truyền thuyết Thánh Gióng dùng tre đánh giặc, bộ tác phẩm tôn vinh tinh thần kiên cường, bất khuất của dân tộc.
Nếu kết hợp 2 tác phẩm “Hồn Quê” và “Việt Nam tôi” sẽ tạo ra bộ sản phẩm mang tên “Việt Nam tôi đó” với hình ảnh biểu trưng bảo vệ bờ cõi, bảo vệ đất nước Việt Nam, sự yên bình của làng quê, tổ quốc. Dự kiến, bộ tác phẩm này nếu được tung ra thị trường sẽ có giá trên 100 triệu đồng.
Khi kết hợp 2 tác phẩm này lại sẽ tạo thành mang tên “Việt Nam tôi đó” với hình ảnh biểu trưng bảo vệ bờ cõi, bảo vệ đất nước Việt Nam. Bộ tác phẩm này có giá dự kiến hơn 100 triệu đồng.
Bảo tồn giá trị truyền thống qua nghệ thuật bonsai
Với niềm đam mê và sự tâm huyết, anh Hà không chỉ tạo ra những tác phẩm đẹp mà còn góp phần bảo tồn và phát huy giá trị của cây tre trong văn hóa Việt Nam. Nghệ thuật bonsai tre mà anh theo đuổi không chỉ là sự kết hợp của kỹ thuật và sáng tạo mà còn là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa thiên nhiên và con người.
“Tôi hy vọng những tác phẩm này sẽ không chỉ làm đẹp không gian sống mà còn truyền cảm hứng cho mọi người, để chúng ta thêm yêu và trân trọng những giá trị truyền thống", anh Hà bày tỏ.
Theo anh Hà, nghệ thuật bonsai tre mà anh theo đuổi không chỉ là sự kết hợp của kỹ thuật và sáng tạo mà còn là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa thiên nhiên và con người.
Khởi đầu hành trình với bộ môn bonsai tre, anh Lê Mạnh Hà đã đối diện vô số thách thức. Là một nhân viên văn phòng, thời gian của anh vốn đã hạn chế, nhưng vì đam mê, anh sẵn sàng hy sinh mọi khoảng trống, từ những giờ nghỉ hiếm hoi đến cả những ngày cuối tuần. Anh tận dụng từng giây phút rảnh rỗi để học hỏi, chăm sóc và phát triển những tác phẩm bonsai của mình.
Tuy nhiên, những ngày đầu không hề dễ dàng. Anh Hà chia sẻ, mọi thứ bắt đầu từ con số 0 từ kỹ thuật ươm cây non, xử lý phôi tre, đến việc duy trì cây sống qua giai đoạn nhạy cảm đều đòi hỏi thời gian và kinh nghiệm.
Tre bonsai là một lĩnh vực rất khác biệt so với các loại cây cảnh anh từng chơi trước đây như lan, và tỷ lệ cây sống sót ban đầu rất thấp. Điều này đồng nghĩa với việc anh liên tục đối mặt với cảnh cây chết hàng loạt, tiền bạc bỏ ra không mang lại kết quả, và cả những lần tưởng chừng phải dừng lại.
Với niềm say mê cũng những sự sáng tạo không ngừng, anh Hà đã và đang tiếp tục tạo ra những tác phẩm độc đáo với hy vọng sẽ phát triển bộ môn này ngày càng phổ biến, không chỉ ở Việt Nam mà còn vươn xa hơn, để bạn bè quốc tế biết đến sự độc đáo của bonsai tre Việt Nam.
Dẫu vậy, chính những cây bonsai tre đầu tiên thành công đã tiếp thêm sức mạnh và niềm tin cho anh. Mỗi lần nhìn thấy một gốc tre vươn lên khỏe mạnh, anh lại cảm nhận được niềm vui và động lực để tiếp tục. Không gian hạn chế tại nhà ban đầu khiến anh phải xoay xở đủ cách, nhưng rồi niềm đam mê đã thúc đẩy anh mở rộng dần khu vực trồng trọt, tạo nên một không gian vườn ngày càng quy mô hơn.
Sau những năm tháng vất vả, anh Lê Mạnh Hà đã đạt được những thành quả đầu tiên. Những tác phẩm bonsai tre của anh không chỉ được người yêu cây trong nước đón nhận mà còn bắt đầu vươn ra thị trường quốc tế, tạo ấn tượng với khách hàng nước ngoài bởi vẻ đẹp độc đáo và giá trị nghệ thuật cao. Anh cũng nhận được sự hỗ trợ từ các hiệp hội và triển lãm lớn, góp phần quảng bá bộ môn bonsai tre tới cộng đồng.
Giờ đây, bên cạnh việc dần ổn định nguồn thu nhập từ bonsai tre, anh Hà không chỉ tiếp tục theo đuổi đam mê mà còn mong muốn xây dựng một văn hóa chơi bonsai bền vững.
Anh khẳng định: “Chúng tôi hy vọng sẽ phát triển bộ môn này ngày càng phổ biến, không chỉ ở Việt Nam mà còn vươn xa hơn, để bạn bè quốc tế biết đến sự độc đáo của bonsai tre Việt Nam”.
Những khó khăn đã qua giờ trở thành động lực để anh bước tiếp, vững vàng hơn trên con đường gắn bó với cây tre bonsai.
Nhìn những chú rắn tre uốn lượn duyên dáng, những lũy tre xanh mát rợp bóng, ta không chỉ cảm nhận được vẻ đẹp mà còn thấy trong đó tình yêu quê hương và niềm tự hào dân tộc. Những tác phẩm của anh Hà như một lời chào Xuân đầy ý nghĩa, mở ra một năm mới với niềm vui, hạnh phúc và thịnh vượng cho mọi người.
Ghé thăm vườn mai bạc tỷ tuyệt đẹp của người nông dân đô thị ở Thủ ĐứcỞ Thủ Đức - nơi nổi tiếng hội tụ những nghệ nhân và nhà vườn chăm sóc mai vàng, anh Nguyễn Thanh Hà (chủ nhân vườn...
Go And Go Travel
“Một khi bị nhiễm niềm đam mê du lịch, chẳng có phương thuốc nào có thể hóa giải, và tôi biết rằng tôi sẽ hạnh phúc khi có căn bệnh này cho đến hết cuộc đời.” – Michael Palin