Những năm gần đây, xu hướng làm việc tự do – freelancer thu hút nhiều người nhờ tính linh hoạt và không bị giới hạn thu nhập bởi một đơn vị trả lương duy nhất. Thế nhưng, khi thực sự trở thành một freelancer, nhiều người lại mắc kẹt trong suy nghĩ “Tại sao làm nhiều mà không thấy giàu?”. Một trong những nguyên nhân chính nằm ở quá trình deal lương – một kỹ năng cực kỳ quan trọng trong việc quyết định giá trị của bản thân.

Những năm gần đây, xu hướng làm việc tự do – freelancer thu hút nhiều người nhờ tính linh hoạt và không bị giới hạn thu nhập bởi một đơn vị trả lương duy nhất. Thế nhưng, khi thực sự trở thành một freelancer, nhiều người lại mắc kẹt trong suy nghĩ “Tại sao làm nhiều mà không thấy giàu?”. Một trong những nguyên nhân chính nằm ở quá trình deal lương – một kỹ năng cực kỳ quan trọng trong việc quyết định giá trị của bản thân.

Để hiểu tại sao nhiều freelancer mãi không đạt được mức thu nhập mong muốn, hãy cùng CareerLink phân tích 4 sai lầm phổ biến khi deal lương khiến freelancer làm hoài mà không giàu lên.

4 sai lầm phổ biến khi deal lương khiến freelancer làm mãi không giàu - 1

Sợ mang tiếng kén chọn – Thiếu tự tin vào giá trị của bản thân

Một trong những sai lầm phổ biến nhất khi freelancer deal lương là sợ mang tiếng kén chọn. Điều này bắt nguồn từ việc không tin tưởng vào năng lực của bản thân, lo sợ đánh mất cơ hội và sợ khách hàng nghĩ rằng bản thân đang “làm giá”. Tâm lý này khiến nhiều freelancer chấp nhận mức giá thấp hơn giá trị thực sự của họ chỉ để nhận được công việc.

Nếu chính bạn còn không tự tin vào khả năng của mình thì khách hàng nào sẽ tin rằng bạn xứng đáng với mức giá cao hơn? Kết quả là bạn thường xuyên nhận được những dự án có mức lương thấp, thậm chí không tương xứng với công sức bỏ ra. Khi lặp đi lặp lại điều này, bạn sẽ rơi vào vòng xoáy làm nhiều nhưng chẳng thấy tiền đâu.

4 sai lầm phổ biến khi deal lương khiến freelancer làm mãi không giàu - 2

Để tránh sai lầm này, freelancer cần nghiên cứu mức sàn của thị trường, kết hợp với những kỹ năng và kinh nghiệm mình có để tự đặt ra một mức sàn cho bản thân. Điều đó không chỉ giúp bạn tự đánh giá đúng giá trị của mình mà còn nhận được sự tôn trọng từ khách hàng.

Chấp nhận mọi mức giá – Dễ dãi với giá trị của chính mình

Sai lầm tiếp theo mà nhiều freelancer gặp phải là chấp nhận mọi mức giá từ khách hàng. Với tâm lý sợ từ chối, cho rằng có công việc là tốt rồi, họ dễ dàng chấp nhận bất kỳ mức giá nào mà khách hàng đưa ra. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến thu nhập hiện tại mà còn ảnh hưởng đến thu nhâp về lâu dài.

Khi bạn đồng ý với mức giá thấp, bạn đang tạo ra một tiền lệ xấu cho chính mình. Khách hàng sẽ đánh giá rằng bạn không có giá trị cao và những dự án tiếp theo sẽ mặc định chi trả mức lương tương tự. Dần dần, bạn sẽ rơi vào tình thế bị ép giá và mất đi cơ hội deal lương ở mức cao hơn.

Hơn nữa, thời gian bạn dành cho những dự án giá thấp sẽ chiếm mất cơ hội để bạn tìm kiếm và nhận được những dự án có giá trị cao hơn. Đây cũng là lý do khiến nhiều freelancer luôn bận rộn nhưng vẫn không thấy tiền đâu.

Không thương lượng chi phí với khách hàng trước khi bắt đầu công việc

Một sai lầm nghiêm trọng không kém là bỏ quên quyền lợi của bản thân, không thương lượng chi phí với khách hàng trước khi bắt đầu công việc, đặc biệt là khi làm việc với người quen. Điều này có thể xuất phát từ chữ “ngại”, hoặc không biết cách thương lượng, hoặc đơn giản là sợ đánh mất công việc.

4 sai lầm phổ biến khi deal lương khiến freelancer làm mãi không giàu - 3

Đừng bao giờ ngại việc deal lương. Hãy luôn ghi nhớ câu thần chú “mất lòng trước, được lòng sau”. Khách hàng thường có ngân sách cao hơn những gì họ đề xuất ban đầu. Vậy nên, nếu bỏ qua bước thương lượng, bạn có thể bỏ lỡ cơ hội nhận được mức lương cao hơn so với thu nhập hiện tại. Trong rất nhiều trường hợp, bỏ một chút thời gian để deal lương có thể giúp bạn nhận được một khoản thù lao đáng kể mà không cần phải làm thêm nhiều công việc khác.

Deal lương không chỉ nhằm mục đích đòi hỏi lợi ích cao hơn, đó còn là quá trình làm rõ giá trị bạn sẽ mang lại cho khách hàng. Bạn cần chứng minh mức lương bạn yêu cầu là hợp lý, dựa trên kinh nghiệm, kỹ năng và chất lượng công việc bạn sẽ mang lại. Hơn thế nữa, việc deal lương còn thể hiện bạn là một freelancer chuyên nghiệp, biết rõ giá trị của mình và tự tin vào năng lực của bản thân.

Suy nghĩ “Nếu không có tiền thì có thêm kinh nghiệm cũng được”

Suy nghĩ này nghe qua có vẻ hợp lý nhưng thực chất là cái bẫy mà nhiều freelancer dễ mắc phải, đặc biệt là những người mới bắt đầu. Tư tưởng này khiến bạn sẵn sàng chấp nhận những công việc không được trả công hoặc trả công rất thấp với hy vọng đổi lấy cơ hội được học hỏi thêm kỹ năng và có thêm kinh nghiệm.

Kinh nghiệm là thứ bạn tích lũy qua quá trình làm việc, là những yếu tố bạn cần tự mình vun đắp. Không nên lấy nó làm lý do để chấp nhận mức lương thấp, thậm chí làm việc không công. Việc nhận các dự án với mức giá thấp chỉ vì muốn có thêm kinh nghiệm có thể khiến bạn rơi vào vòng luẩn quẩn làm mãi không giàu.

Trước khi nhận bất cứ dự án nào, bạn cần đánh giá xem dự án đó có thực sự mang lại giá trị mới mẻ cho bạn hay không và liệu mức lương có xứng đáng với công sức bạn sẽ bỏ ra hay không. Nếu bạn đã có đủ kinh nghiệm trong lĩnh vực đó, việc tiếp tục nhận dự án với mức lương thấp sẽ chỉ khiến bạn lãng phí thời gian và bỏ lỡ cơ hội nâng cấp tài chính của bản thân.

Freelancer mang đến cho bạn sự tự do cùng nhiều trải nghiệm mới mẻ. Nhưng để làm một freelancer hạnh phúc, bạn cần định giá và deal lương một cách thông minh. Hãy nhớ rằng, bạn đang làm việc với kỹ năng, kinh nghiệm và thời gian của mình – những thứ có giá trị cực lớn. Đừng sợ đàm phán, cũng đừng dễ dàng đồng ý với mọi mức giá mà khách hàng đưa ra. Khi bạn tự tin và biết cách deal lương, bạn không chỉ tăng thu nhập mà còn có cơ hội phát triển sự nghiệp một cách bền vững.

mark

Go And Go Travel

“Một khi bị nhiễm niềm đam mê du lịch, chẳng có phương thuốc nào có thể hóa giải, và tôi biết rằng tôi sẽ hạnh phúc khi có căn bệnh này cho đến hết cuộc đời.” – Michael Palin

Từ khoá:
Social Network: