Du lịch đen tối là một phần quan trọng của ngành du lịch toàn cầu với giá trị khoảng 31 tỷ USD. Các điểm du lịch đen tối thường gắn với lịch sử đau thương, bi kịch hoặc chiến tranh. Những sản phẩm truyền hình ăn khách như Chernobyl trên HBO hay Dark Tourist của Netflix càng khiến các điểm du lịch có tính khơi gợi tò mò được quan tâm. Dưới đây là những địa điểm du lịch đen tối do nền tảng du lịch TripZilla gợi ý.
Rừng Aokigahara hay rừng tự sát nằm dưới chân núi Phú Sĩ, Nhật Bản, mang đến bầu không khí bí ẩn. Trong khi nhiều người muốn khám phá vẻ đẹp của khu rừng, số khác lại tới vì những vụ tự tử. Người Nhật coi rừng là nơi thiêng liêng nên việc tiếp cận Aokigahara cần thật cẩn thận và tôn kính. Du khách tránh chụp ảnh ở những điểm từng có người qua đời và đi cùng hướng dẫn viên để đảm bảo an toàn. Ảnh: Jeck Weirick
Du lịch đen tối là một phần quan trọng của ngành du lịch toàn cầu với giá trị khoảng 31 tỷ USD. Các điểm du lịch đen tối thường gắn với lịch sử đau thương, bi kịch hoặc chiến tranh. Những sản phẩm truyền hình ăn khách như Chernobyl trên HBO hay Dark Tourist của Netflix càng khiến các điểm du lịch có tính khơi gợi tò mò được quan tâm. Dưới đây là những địa điểm du lịch đen tối do nền tảng du lịch TripZilla gợi ý.
Rừng Aokigahara hay rừng tự sát nằm dưới chân núi Phú Sĩ, Nhật Bản, mang đến bầu không khí bí ẩn. Trong khi nhiều người muốn khám phá vẻ đẹp của khu rừng, số khác lại tới vì những vụ tự tử. Người Nhật coi rừng là nơi thiêng liêng nên việc tiếp cận Aokigahara cần thật cẩn thận và tôn kính. Du khách tránh chụp ảnh ở những điểm từng có người qua đời và đi cùng hướng dẫn viên để đảm bảo an toàn. Ảnh: Jeck Weirick
Trại tập trung Auschwitz-Birkenau ở Ba Lan, là một trong những minh chứng rõ ràng nhất về sự tàn ác của con người. Đức Quốc xã đã giết hại hơn 1,1 triệu người - chủ yếu là người Do Thái - tại đây từ năm 1940 tới năm 1945. Khi tới thăm trại, du khách cần bày tỏ sự tôn trọng với những người đã chết. Dù có một số điểm cho phép chụp ảnh, TripZilla lưu ý không chụp những khu vực nhạy cảm như phòng ngạt hơi, đài tưởng niệm. Ảnh: The Auschwitz Tours
Trại tập trung Auschwitz-Birkenau ở Ba Lan, là một trong những minh chứng rõ ràng nhất về sự tàn ác của con người. Đức Quốc xã đã giết hại hơn 1,1 triệu người - chủ yếu là người Do Thái - tại đây từ năm 1940 tới năm 1945. Khi tới thăm trại, du khách cần bày tỏ sự tôn trọng với những người đã chết. Dù có một số điểm cho phép chụp ảnh, TripZilla lưu ý không chụp những khu vực nhạy cảm như phòng ngạt hơi, đài tưởng niệm. Ảnh: The Auschwitz Tours
Chernobyl, Ukraine là nơi xảy ra thảm họa hạt nhân kinh khủng nhất lịch sử vào năm 1986, khiến thành phố Pripyat gần đó bị bỏ hoang. Phần lớn khu vực xung quanh Chernobyl hiện vẫn chưa đủ điều kiện để tái định cư nhưng nơi này đã trở thành điểm đến cho nhiều du khách muốn tìm hiểu lịch sử.
Tàn tích của Chernobyl nhắc nhở về hậu quả do sai lầm con người gây ra. Hiện tại, điểm du lịch này đóng cửa do xung đột giữa Nga và Ukraine nên du khách cần kiểm tra các khuyến cáo trước khi muốn tới. Ảnh: Daily Sabah
Chernobyl, Ukraine là nơi xảy ra thảm họa hạt nhân kinh khủng nhất lịch sử vào năm 1986, khiến thành phố Pripyat gần đó bị bỏ hoang. Phần lớn khu vực xung quanh Chernobyl hiện vẫn chưa đủ điều kiện để tái định cư nhưng nơi này đã trở thành điểm đến cho nhiều du khách muốn tìm hiểu lịch sử.
Tàn tích của Chernobyl nhắc nhở về hậu quả do sai lầm con người gây ra. Hiện tại, điểm du lịch này đóng cửa do xung đột giữa Nga và Ukraine nên du khách cần kiểm tra các khuyến cáo trước khi muốn tới. Ảnh: Daily Sabah
Từng là một trường trung học, Tuol Sleng đã bị chế độ Khmer Đỏ biến thành nhà tù S-21 khét tiếng trong thời kỳ diệt chủng ở Campuchia những năm 1970. Đây là điểm giam cầm, tra tấn và hành quyết, ước tính từng nhốt 20.000 tù nhân - sau này chỉ có 7 người sống sót. Ngày nay, Bảo tàng Diệt chủng Tuol Sleng trở thành đài tưởng niệm, lưu giữ những câu chuyện của các nạn nhân và là lời nhắc nhở về tội ác tàn bạo của Pol Pot. Ảnh: Lonely Planet
Từng là một trường trung học, Tuol Sleng đã bị chế độ Khmer Đỏ biến thành nhà tù S-21 khét tiếng trong thời kỳ diệt chủng ở Campuchia những năm 1970. Đây là điểm giam cầm, tra tấn và hành quyết, ước tính từng nhốt 20.000 tù nhân - sau này chỉ có 7 người sống sót. Ngày nay, Bảo tàng Diệt chủng Tuol Sleng trở thành đài tưởng niệm, lưu giữ những câu chuyện của các nạn nhân và là lời nhắc nhở về tội ác tàn bạo của Pol Pot. Ảnh: Lonely Planet
Thành phố Pompeii ở Italy bị chôn vùi dưới lớp tro bụi núi lửa sau vụ phun trào núi Vesuvius năm 79. Các nhà khảo cổ đã khai quật được những hiện vật còn nguyên vẹn đến kinh ngạc, từ chiếc bình gốm, đồ trang sức cho đến cả những ổ bánh mì - như gợi nhớ về những cuộc đời dang dở.
Một trong những khám phá đau lòng nhất ở Pompeii là khuôn thạch cao của các nạn nhân xấu số. Vụ phun trào núi lửa như "đóng băng" khoảnh khắc cuối đời của họ khi đang cố tìm nơi trú ấn. Pompeii là kỳ quan khảo cổ học và minh chứng cho sự mong manh của con người trước thiên nhiên. Ảnh: NatGeo
Thành phố Pompeii ở Italy bị chôn vùi dưới lớp tro bụi núi lửa sau vụ phun trào núi Vesuvius năm 79. Các nhà khảo cổ đã khai quật được những hiện vật còn nguyên vẹn đến kinh ngạc, từ chiếc bình gốm, đồ trang sức cho đến cả những ổ bánh mì - như gợi nhớ về những cuộc đời dang dở.
Một trong những khám phá đau lòng nhất ở Pompeii là khuôn thạch cao của các nạn nhân xấu số. Vụ phun trào núi lửa như "đóng băng" khoảnh khắc cuối đời của họ khi đang cố tìm nơi trú ấn. Pompeii là kỳ quan khảo cổ học và minh chứng cho sự mong manh của con người trước thiên nhiên. Ảnh: NatGeo
Nghĩa trang Père Lachaise ở Paris là nơi an nghỉ của nhiều người nổi tiếng như Jim Morrison, Oscar Wilde và Edith Piaf. Được xây dựng vào năm 1804, nghĩa trang phản ánh lịch sử phong phú và đậm chất nghệ thuật của Paris thông qua những ngôi mộ, tác phẩm điêu khắc.
Nhiều du khách tới để tỏ lòng kính trọng với những nhân vật biểu tượng nhưng cần nhớ đây là nghĩa trang đang hoạt động. Du khách nên giữ sự yên lặng và tôn trọng để tránh làm phiền những gia đình chưa vượt qua đau buồn. Ảnh: Cultival
Nghĩa trang Père Lachaise ở Paris là nơi an nghỉ của nhiều người nổi tiếng như Jim Morrison, Oscar Wilde và Edith Piaf. Được xây dựng vào năm 1804, nghĩa trang phản ánh lịch sử phong phú và đậm chất nghệ thuật của Paris thông qua những ngôi mộ, tác phẩm điêu khắc.
Nhiều du khách tới để tỏ lòng kính trọng với những nhân vật biểu tượng nhưng cần nhớ đây là nghĩa trang đang hoạt động. Du khách nên giữ sự yên lặng và tôn trọng để tránh làm phiền những gia đình chưa vượt qua đau buồn. Ảnh: Cultival
Đài tưởng niệm và Bảo tàng 11/9 ở thành phố New York là nơi tưởng nhớ gần 3.000 nạn nhân trong cuộc tấn công khủng bố vào ngày 11/9/2001. Đài tưởng niệm có hai hồ nước phản chiếu khổng lồ, đánh dấu vị trí của một trong hai tòa tháp đôi.
Các tấm bảng đồng khắc tên nạn nhân bao quanh hồ nước. Bảo tàng cũng trưng bày các hiện vật, câu chuyện cá nhân, triển lãm đa phương tiện, đem đến cái nhìn sâu sắc về thảm kịch 11/9 và hậu quả. Ảnh: 911 Memorial
Đài tưởng niệm và Bảo tàng 11/9 ở thành phố New York là nơi tưởng nhớ gần 3.000 nạn nhân trong cuộc tấn công khủng bố vào ngày 11/9/2001. Đài tưởng niệm có hai hồ nước phản chiếu khổng lồ, đánh dấu vị trí của một trong hai tòa tháp đôi.
Các tấm bảng đồng khắc tên nạn nhân bao quanh hồ nước. Bảo tàng cũng trưng bày các hiện vật, câu chuyện cá nhân, triển lãm đa phương tiện, đem đến cái nhìn sâu sắc về thảm kịch 11/9 và hậu quả. Ảnh: 911 Memorial
Công viên Tưởng niệm Hòa bình Hiroshima là nơi tưởng nhớ hàng chục nghìn người đã thiệt mạng trong vụ đánh bom nguyên tử thành phố năm 1945. Trung tâm của công viên là Mái vòm Bom nguyên tử, một trong số ít công trình kiến trúc chịu được vụ nổ tàn khốc - nay được bảo tồn như lời nhắc nhở ám ảnh về những hậu quả của chiến tranh hạt nhân.
Gần đó, Bảo tàng Tưởng niệm Hòa bình mang đến những câu chuyện cảm động về sự kiện này qua lời kể của người sống sót, hiện vật và các ghi chép. Công viên cũng có Đài tưởng niệm Hòa bình Trẻ em và Ngọn lửa Hòa bình - cả hai đều tượng trưng cho hy vọng về một thế giới không có vũ khí hạt nhân. Ảnh: Evaneos
Công viên Tưởng niệm Hòa bình Hiroshima là nơi tưởng nhớ hàng chục nghìn người đã thiệt mạng trong vụ đánh bom nguyên tử thành phố năm 1945. Trung tâm của công viên là Mái vòm Bom nguyên tử, một trong số ít công trình kiến trúc chịu được vụ nổ tàn khốc - nay được bảo tồn như lời nhắc nhở ám ảnh về những hậu quả của chiến tranh hạt nhân.
Gần đó, Bảo tàng Tưởng niệm Hòa bình mang đến những câu chuyện cảm động về sự kiện này qua lời kể của người sống sót, hiện vật và các ghi chép. Công viên cũng có Đài tưởng niệm Hòa bình Trẻ em và Ngọn lửa Hòa bình - cả hai đều tượng trưng cho hy vọng về một thế giới không có vũ khí hạt nhân. Ảnh: Evaneos
Đài tưởng niệm diệt chủng Murambi là biểu tượng đau lòng, tưởng nhớ hàng nghìn người Tutsi đã bị sát hại trong cuộc diệt chủng Rwanda năm 1994. Đài tưởng niệm bao gồm hài cốt được bảo quản, mộ tập thể và đồ đạc cá nhân của các nạn nhân, mang đến cái nhìn chân thật về cuộc diệt chủng.
Ghé thăm Murambi là trải nghiệm giàu cảm xúc, đòi hỏi sự tôn trọng và suy ngẫm. Với nhiều người, đài tưởng niệm còn là biểu tượng giáo dục quan trọng để hiểu hậu quả tàn khốc của hận thù và chia rẽ. Ảnh: NBC
Đài tưởng niệm diệt chủng Murambi là biểu tượng đau lòng, tưởng nhớ hàng nghìn người Tutsi đã bị sát hại trong cuộc diệt chủng Rwanda năm 1994. Đài tưởng niệm bao gồm hài cốt được bảo quản, mộ tập thể và đồ đạc cá nhân của các nạn nhân, mang đến cái nhìn chân thật về cuộc diệt chủng.
Ghé thăm Murambi là trải nghiệm giàu cảm xúc, đòi hỏi sự tôn trọng và suy ngẫm. Với nhiều người, đài tưởng niệm còn là biểu tượng giáo dục quan trọng để hiểu hậu quả tàn khốc của hận thù và chia rẽ. Ảnh: NBC
Địa đạo Củ Chi, nằm gần TP HCM, là minh chứng rõ nét cho sự khéo léo và ý chí của con người. Mạng lưới đường hầm ngầm rộng lớn này đóng một vai trò quan trọng trong thời kỳ chiến tranh khi được dùng làm căn cứ chiến lược và nơi trú ẩn cho người dân lẫn binh lính.
Ghé thăm địa đạo, du khách sẽ thấu hiểu về sự tàn khốc của chiến tranh. Khách tới đây thường trải nghiệm chui xuống địa đạo, qua đó hiểu hơn về đời sống thời chiến. TripZilla gợi ý du khách nên dành thời gian cảm nhận về sự kiên cường của những người từng sinh tồn trong địa đạo Củ Chi. Ảnh: Quỳnh Trần
Địa đạo Củ Chi, nằm gần TP HCM, là minh chứng rõ nét cho sự khéo léo và ý chí của con người. Mạng lưới đường hầm ngầm rộng lớn này đóng một vai trò quan trọng trong thời kỳ chiến tranh khi được dùng làm căn cứ chiến lược và nơi trú ẩn cho người dân lẫn binh lính.
Ghé thăm địa đạo, du khách sẽ thấu hiểu về sự tàn khốc của chiến tranh. Khách tới đây thường trải nghiệm chui xuống địa đạo, qua đó hiểu hơn về đời sống thời chiến. TripZilla gợi ý du khách nên dành thời gian cảm nhận về sự kiên cường của những người từng sinh tồn trong địa đạo Củ Chi. Ảnh: Quỳnh Trần
Hoài Anh (Theo TripZilla)
Mời độc giả gửi bài, câu hỏi tại đây hoặc về [email protected]Go And Go Travel
“Một khi bị nhiễm niềm đam mê du lịch, chẳng có phương thuốc nào có thể hóa giải, và tôi biết rằng tôi sẽ hạnh phúc khi có căn bệnh này cho đến hết cuộc đời.” – Michael Palin