Clip Fiona Wang khóc lóc trước một người phụ nữ chèo thuyền thúng ở Việt Nam, hiện thu hút hơn 6,7 triệu lượt xem, đang khiến nhiều người phẫn nộ.

Clip Fiona Wang khóc lóc khi thấy người phụ nữ chèo thuyền thúng ở Việt Nam.

Trong đoạn video chia sẻ hôm 6/5, TikToker Wang ôm mặt khóc, trong khi bạn trai cố gắng an ủi cô. Wang đăng tải clip cùng chú thích giải thích rằng cô khóc vì người phụ nữ chèo thuyền thúng "đã cố gắng rất nhiều để làm cho chúng tôi vui vẻ", theo Insider.

Clip đã thu hút hơn 6,7 triệu lượt xem và 1,2 triệu lượt thích tính đến ngày 8/5. "Tôi rất đau lòng khi thấy những người này làm việc cực nhọc", Wang viết chú thích.

Người xem có ý kiến trái ngược về đoạn video của Wang, một số thấy nó ngọt ngào, trong khi những người khác cho rằng đó là sự trịch thượng. Một số người lên án việc Wang đã sử dụng hashtag #poverty (nghèo đói) trong phần chú thích. Hashtag này đã bị xóa sau đó.

"Cô ấy đang biến việc lao động vất vả của người khác thành trò giải trí, thứ mà cô ấy có thể trải nghiệm trong giây lát, nhưng sau đó nhanh chóng thoát khỏi nó một cách dễ dàng", một người bình luận.

heyfionawangvajamesandfionaa_1080w.jpg

TikToker chia sẻ hình ảnh du lịch tại Việt Nam.

"Tại sao bạn lại gắn hashtag #poverty. Có thể người phụ nữ này chỉ đang làm công việc của mình", một người khác viết.

Wang nói với Insider rằng cô đã đăng video "rất tự nhiên" và đó là "khoảnh khắc hoàn toàn chân thực", trái ngược với nội dung được chỉnh sửa và sắp xếp cẩn thận thường thấy của mình.

"Là người Australia gốc Á, tôi biết mình có nhiều cơ hội khi được lớn lên ở Australia. Cha mẹ tôi là người nhập cư và tôi đã sống nhiều năm ở Trung Quốc", Wang cho biết.

Hiện cô đã xóa clip gây tranh cãi trên kênh cá nhân.

Fiona Wang là TikToker du lịch có khoảng 78.000 người theo dõi trên nền tảng. Cô thường xuyên chia sẻ trải nghiệm, kinh nghiệm khi đặt chân đến các đất nước, địa điểm du lịch trên khắp thế giới.

Từ cuối tháng 4, TikToker này bắt đầu chia sẻ các clip du lịch những điểm đến nổi tiếng tại Việt Nam như Hội An, TP.HCM, Hạ Long...

Poverty tourism hay slum tourism chỉ việc du lịch đến các khu vực khó khăn, đặc biệt là ở Ấn Độ , Brazil, Kenya và Indonesia. Mục đích của du lịch dạng này là cung cấp cho du khách cơ hội nhìn thấy những khu vực "không dành cho khách du lịch".

Kiểu du lịch này luôn gây tranh luận xung quanh vấn đề đạo đức. Theo nghĩa đen, du khách tham gia sẽ trả tiền để được nhìn cảnh sống của nhóm người lao động. Tất cả đều mang mác "vì cộng đồng" nên mọi người hầu như khó phân biệt được đâu là lợi ích thật sự và đâu là hình thức lợi dụng kiếm lời của các công ty du lịch.

Khách Việt là những người tiêu nhiều tiền nhất tại Hàn Quốc

Khách du lịch Việt Nam đã vượt qua Nhật Bản và Trung Quốc để trở thành những người chi tiêu nhiều nhất tại Hàn Quốc, theo Chosun Ilbo.

AI có cướp đi công việc của chúng ta?

Trong cuốn AI chuyện chưa kể, tác giả Tomoe Ishizumi cho rằng đây chỉ là công cụ tối ưu không hơn không kém. Có một điều chắc chắn rằng AI có thể thay thế phần lớn công việc mà con người đang làm hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ máy móc sẽ cướp đi công việc của con người mà hãy nghĩ rằng máy móc sẽ làm những công việc vất vả để con người có thời gian sáng tạo hơn.

mark

Go And Go Travel

“Một khi bị nhiễm niềm đam mê du lịch, chẳng có phương thuốc nào có thể hóa giải, và tôi biết rằng tôi sẽ hạnh phúc khi có căn bệnh này cho đến hết cuộc đời.” – Michael Palin

Từ khoá:
Social Network: