Mô hình W với 3 đỉnh 2 đáy tượng trưng cho các giai đoạn nhận thức tài chính của một người. Trong đó, 2 đáy là những thời điểm khủng hoảng tài chính mà bạn cần vượt qua.
Ta_dang_o_dau_trong_mo_hinh_tai_chinh_W.jpg tai chinh anh 2tai chinh anh 3
  • Hội viên CMA Australia - Chương trình quốc tế trong lĩnh vực Quản trị tài chính và Quản chiến lược dành cho các nhà quản lý cấp cao tại Australia.
  • Thành viên Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA).

Hầu hết chúng ta đều hiểu được tầm quan trọng của quản lý tài chính cá nhân. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách hoặc sẵn sàng đo lường kiến thức của mình về vấn đề này.

Trên thực tế, khi nhận thức đúng đắn, đầy đủ về quản lý tài chính, đồng thời đưa ra được kế hoạch, lộ trình rõ ràng, ta sẽ giúp tài sản cá nhân tăng lên đáng kể và duy trì bền vững.

Ngược lại, thiếu hụt những điều trên, thời gian nắm giữ tài sản sẽ bị thu hẹp lại. Càng không có kiến thức, tiền sẽ càng nhanh chóng cạn kiệt. Do đó, khi và chỉ khi biết được mình đang nhận thức tài chính ở giai đoạn nào, chúng ta mới biết được mình cần phải làm gì tiếp theo.

Đo lường nhận thức tài chính với mô hình W

Có nhiều công thức để đo lường mức độ nhận thức của chúng ta trong vấn đề tài chính cá nhân. Ở đây, tôi giới thiệu về mô hình W - một công cụ hiệu quả, giúp mỗi người dễ dàng đối chiếu và hiểu được tư duy của bản thân đang ở giai đoạn nào trong lộ trình tài chính.

W lần đầu được AFA (Tổ chức Nghiên cứu và Đào tạo chuyên gia quản trị tài chính, kế toán, kiểm toán tại Việt Nam) công bố trong các tài liệu giảng dạy. Như cách viết của ký tự "W", mô hình này gồm 3 đỉnh và 2 đáy, tương ứng 5 giai đoạn tài chính mà một người có thể trải qua trong cuộc đời.

Trong đó:

  • 3 đỉnh là biểu thị của giai đoạn ung dung trong tài chính, khi chúng ta không còn hoặc ít cần suy nghĩ về tiền bạc.
  • 2 đáy biểu thị cho thời điểm căng thẳng, áp lực với tiền.
pexels_evg_kowalievska_1174750.jpg

Nhận thức tài chính rất quan trọng trong việc giúp bạn quản lý tài sản suốt cuộc đời. Ảnh minh họa: Evg Kowalievska/Pexels.

tai chinh anh 5tai chinh anh 6

Đỉnh đầu tiên của W: Ngây thơ tài chính

Ở giai đoạn 1, đỉnh đầu tiên của W, con người thường không quan tâm hoặc không cần bận tâm nhiều về vấn đề tiền bạc.

Đa số họ thuộc nhóm học sinh, sinh viên, những người đang sống với sự hỗ trợ từ gia đình. Họ cũng có thể là nhóm người đã có công việc và thu nhập, song không có nhiều kiến thức, kế hoạch quản lý thu chi và gần như chưa bao giờ chịu áp lực về tài chính.

Một điều tôi cần phải nhấn mạnh: Ngây thơ tài chính không đồng nghĩa với việc không có tài sản.

Những người ở giai đoạn này có tài sản dù ít hay nhiều, nhưng kiến thức để vận hành, quản lý tài chính là trang giấy trắng.

Thông thường, đỉnh đầu tiên của W sẽ kéo dài không lâu. Khi phát triển bản thân, va chạm xã hội, nhóm người này sẽ bắt đầu gặp phải những khó khăn, rủi ro, từ đó dẫn họ đến giai đoạn thứ hai.

tai chinh anh 7tai chinh anh 8

Đáy đầu tiên của W: Bắt đầu có ý thức tài chính

Giai đoạn thứ 2, đáy đầu tiên của W, là thời điểm những khó khăn bắt đầu ập đến, buộc một người phải suy nghĩ về tiền bạc.

Đặc biệt, những bạn trẻ ở độ tuổi 20-25 khi mới tốt nghiệp đại học, bắt đầu đi làm, họ sẽ có những suy nghĩ về sự nghiệp, tính toán về thu chi, lo lắng về tương lai và mong muốn hỗ trợ gia đình. Những điều này khiến họ đặt áp lực lên mình.

tai chinh anh 9tai chinh anh 10

Đỉnh thứ hai của W: Coi trọng tài chính

Giai đoạn ba, đỉnh thứ 2 của W, là thời điểm chúng ta đã biết mình gặp phải những vấn đề gì trong tiền bạc, từ đó tìm hướng giải quyết bằng các kế hoạch, lộ trình thu chi, tích lũy.

Lúc này, cá nhân đã hiểu được tầm quan trọng của việc quản lý tài chính cá nhân, do đó không ngừng học hỏi, rèn luyện kỹ năng.

Vẫn đang trong quá trình xây dựng tài sản, nhưng ta đã có thể kiểm soát nhiều thứ hơn, liên tục thực thi những kế hoạch mới nhằm tối ưu hóa dòng tiền kiếm được. Chúng ta sẽ bắt đầu muốn gia tăng thu nhập, tài sản và quan tâm đến các hình thức đầu tư sinh lời.

tai chinh anh 11tai chinh anh 12

Đáy cuối cùng của W: Đặt nặng tài chính

Ở giai đoạn thứ 4, đáy cuối cùng của W, người lao động sẽ gặp phải những áp lực nặng nề hơn đáy đầu tiên rất nhiều.

Lúc này, gánh nặng về tài chính sẽ đến từ các mô hình chúng ta kinh doanh, đầu tư. Đây cũng là thời điểm ta có thể có gia đình nhỏ, cần chăm sóc cho con cái và phụng dưỡng bố mẹ.

Khi gánh trên vai nhiều trách nhiệm hơn, cá nhân sẽ đối diện áp lực lớn gấp nhiều lần vì những khoản chi phí phát sinh là không kể hết.

tai chinh anh 13tai chinh anh 14

Đỉnh cuối cùng của W: Tự do tài chính

Giai đoạn 5, đỉnh cuối cùng của chữ W, là khi một người chính thức vượt qua được những mối lo về tiền bạc, có tài sản để tích lũy, đáp ứng được 3 yêu cầu ổn định, an toàn và hiệu quả.

Trong đó:

  • Ổn định là khi bạn luôn duy trì được tính nhất quán trong thu - chi nhằm đáp ứng tất cả nhu cầu cơ bản.
  • An toàn là bạn có quỹ dự phòng cũng như khả năng ứng phó khi có rủi ro xảy ra.
  • Hiệu quả là khi bạn biết cách phân bổ các danh mục tài sản một cách phù hợp.

Lúc này, chúng ta đã chính thức đạt tới cột mốc tự do tài chính. Đây là thời điểm tuyệt vời và lý tưởng nhất để bạn thực hiện nhiều mục tiêu khác trong đời. Theo tôi, sự tự do về tinh thần, không ràng buộc về tiền bạc là vũ khí mạnh nhất giúp chúng ta đạt được các mong muốn khác trong cuộc sống.

Tuy nhiên, để đến được đích này, bạn thấy rằng chúng ta phải trải qua một hành trình rất dài hơi.

Có phải ai cũng trải qua những giai đoạn như nhau?

Việc ta đang ở giai đoạn nào của W sẽ không được quyết định theo độ tuổi, thời gian, vì đây là câu chuyện nhận thức tài chính. Tất nhiên, ai cũng mong muốn nhanh thoát khỏi "đáy W" và vươn lên "đỉnh" nhanh nhất. Song, điều này phụ thuộc rất nhiều vào hoàn cảnh tài chính và mục tiêu của mỗi cá nhân.

Ngoài ra, tôi cũng cần nhấn mạnh: Không phải ai cũng cần trải qua đầy đủ 3 đỉnh và 2 đáy trong mô hình W.

Vậy, làm sao để thu hẹp thời gian ở 2 đáy, hoặc bỏ bớt 1 đáy cuối cùng trong lộ trình này có được không? Theo tôi, đây là điều hoàn toàn có thể.

pexels_karolina_grabowska_4386324_min.jpg

Khi có kế hoạch từ trước và chuẩn bị tâm lý đối diện với những thay đổi trong cuộc sống, có thể bạn sẽ không rơi xuống đáy cuối cùng. Ảnh minh họa: Karolina Grabowska/Pexels.

Trong đáy đầu tiên, chúng ta bắt đầu có áp lực về tài chính. Giải pháp tốt nhất để thoát ra khỏi giai đoạn này càng nhanh càng tốt chính là có kế hoạch tài chính chuẩn chỉnh. Việc này đòi hỏi ta phải có cách quản lý thu chi, quản trị rủi ro và kế hoạch tích lũy dài hạn.

Thời điểm này, cá nhân chưa thể thoát được áp lực về mặt tài chính mãi mãi, song đã giải tỏa bớt phần nào những khó khăn về mặt tinh thần.

Đến đáy thứ 2, thời điểm này phụ thuộc rất nhiều vào sự chuẩn bị trong các giai đoạn trước đó của mỗi người. Tôi đã thấy có nhiều người hoàn toàn có thể đi từ đỉnh 2 đến đỉnh 3 mà không phải xuống đáy một lần nữa.

Trong đáy cuối cùng, áp lực đến từ các yếu tố gia đình, công việc kinh doanh. Khó khăn sẽ chồng chất khó khăn khi ta đang có nhiều người phụ thuộc như con cái, cha mẹ già, đồng thời đang phải vận hành, làm chủ doanh nghiệp... Nếu không có kiến thức, kỹ năng, không chuẩn bị trước tâm lý... khả năng rơi xuống đáy thứ 2 và mắc kẹt trong thời gian dài là rất lớn.

Tuy nhiên, nếu từ khi còn trẻ đã nắm trước những lộ trình này có thể xảy ra, từ đó luôn chuẩn bị tâm lý sẵn sàng, kỹ năng quản lý thu chi, có kế hoạch tài chính dài hạn... chúng ta có thể đi thẳng từ đỉnh 2 sang đỉnh cuối cùng.

Từ đây, tôi hy vọng các bạn có thể tìm được định hướng, mục tiêu và cách giải quyết của mình để thu hẹp thời gian ở 2 đáy.

Đồng thời, khi biết mình đang ở đáy hoặc đỉnh nào trong mô hình, bạn vẫn luôn cần trau dồi kiến thức và năng lực tài chính để đảm bảo cho tương lai.

Không công cụ nào có thể khiến người trẻ tiêu hoang

Khi có tư duy nhất quán về tài chính, ví điện tử, hay bất cứ sản phẩm tiêu dùng nào cũng không thể khiến người trẻ vung tay.

Nên đầu tư tiền vào đâu?

Trong hơn 200 năm qua, mặc dù trải qua nhiều thăng trầm, thị trường chứng khoán vẫn là nơi tốt nhất để các nhà đầu tư dài hạn xây dựng sự sung túc. Nhưng để thành công trong mảng này, cần hiểu rõ các quy luật của thị trường, hiểu các mùa hoạt động của nó. Câu hỏi lớn nhất về tài chính trong tâm trí tất cả chúng ta ngày nay là gì? Theo kinh nghiệm của tác giả Anthony Robbins trong cuốn Đầu tư thông minh, chúng ta đều đang tìm kiếm câu trả lời cho cùng một vấn đề: “Tôi nên đặt tiền của mình vào đâu?”.

mark

Go And Go Travel

“Một khi bị nhiễm niềm đam mê du lịch, chẳng có phương thuốc nào có thể hóa giải, và tôi biết rằng tôi sẽ hạnh phúc khi có căn bệnh này cho đến hết cuộc đời.” – Michael Palin

Từ khoá:
Social Network: