Người Khmer tổ chức lễ dâng áo cà sa, hoa lên các sư chùa trong không khí trang trọng, kết hợp các trò chơi dân gian, thu hút nhiều người đến xem. - VnExpress
462540823-1271084914238497-5055516399491276500-n-1731551585.png?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=cfZUcivRl6wtd2fq5mO3rg

Lễ dâng y còn gọi là lễ Kathina hay dâng bông, được tổ chức hàng năm trong khoảng tháng 9 đến tháng 10 âm lịch tại các chùa nhằm cầu an cho gia đình, phum sóc. Mỗi chùa chỉ được tổ chức nghi lễ một lần trong năm và diễn ra trong hai ngày.

Ngày đầu diễn ra tại nhà người tổ chức lễ, các sư đọc kinh cầu nguyện để cầu phúc cho gia đình. Ngày thứ hai, đoàn rước đến chùa làm lễ dâng áo cà sa. Người Khmer quan niệm ai đứng ra làm chủ lễ dâng y cà sa sẽ luôn gặp điều may mắn. Do vậy, dù giàu hay nghèo ai cũng mong muốn được một lần đứng ra tổ chức dâng lễ này.

Sơn Bình Thươne, 26 tuổi, người Khmer sống tại Trà Vinh, cho biết mỗi năm đến lễ Kathina, anh thường tới các chùa ở Trà Vinh để ghi lại không khí lễ hội với mong muốn nhiều người biết đến văn hóa Khmer.

Lễ dâng y còn gọi là lễ Kathina hay dâng bông, được tổ chức hàng năm trong khoảng tháng 9 đến tháng 10 âm lịch tại các chùa nhằm cầu an cho gia đình, phum sóc. Mỗi chùa chỉ được tổ chức nghi lễ một lần trong năm và diễn ra trong hai ngày.

Ngày đầu diễn ra tại nhà người tổ chức lễ, các sư đọc kinh cầu nguyện để cầu phúc cho gia đình. Ngày thứ hai, đoàn rước đến chùa làm lễ dâng áo cà sa. Người Khmer quan niệm ai đứng ra làm chủ lễ dâng y cà sa sẽ luôn gặp điều may mắn. Do vậy, dù giàu hay nghèo ai cũng mong muốn được một lần đứng ra tổ chức dâng lễ này.

Sơn Bình Thươne, 26 tuổi, người Khmer sống tại Trà Vinh, cho biết mỗi năm đến lễ Kathina, anh thường tới các chùa ở Trà Vinh để ghi lại không khí lễ hội với mong muốn nhiều người biết đến văn hóa Khmer.

294A4169-1731381093.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=mCUEDQ36QNvSWKCOnN9X_w

Năm nay, Thươne đến chùa Prơm xã Châu Điện, huyện Cầu Kè. Hôm 11/11, chùa có 6 gia đình làm lễ dâng y. Người dân chuẩn bị lễ cúng dường gồm tứ dụng (đồ ăn, thuốc men, y phục và tấm thảm ngồi thiền), đặt lễ lên đầu để tỏ lòng thành kính đối với Tam Bảo và cúng dường chư tăng.

Trong ảnh là những phụ nữ lớn tuổi trong họ tộc dâng lễ lên đầu, cùng đoàn đi vòng quanh chánh điện ba vòng để thể hiện lòng thành trước khi làm lễ dâng bông và dâng áo.

Năm nay, Thươne đến chùa Prơm xã Châu Điện, huyện Cầu Kè. Hôm 11/11, chùa có 6 gia đình làm lễ dâng y. Người dân chuẩn bị lễ cúng dường gồm tứ dụng (đồ ăn, thuốc men, y phục và tấm thảm ngồi thiền), đặt lễ lên đầu để tỏ lòng thành kính đối với Tam Bảo và cúng dường chư tăng.

Trong ảnh là những phụ nữ lớn tuổi trong họ tộc dâng lễ lên đầu, cùng đoàn đi vòng quanh chánh điện ba vòng để thể hiện lòng thành trước khi làm lễ dâng bông và dâng áo.

294A4180-1-1731381310.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=h86J8xlw6EB499u-za72ew

Ngoài tứ vật dụng, đoàn rước mang theo tượng Phật, hương đèn để cúng chùa.

Theo Thươne, được tổ chức lễ dâng y là mong ước mấy đời của cả họ tộc. Vì nghi lễ công phu, tốn nhiều chi phí nên có những gia đình phải đăng ký trước nhiều năm mới được tổ chức. Tùy thuộc vào đời sống kinh tế mà người dân từng vùng tổ chức lễ với quy mô khác nhau.

Ngoài tứ vật dụng, đoàn rước mang theo tượng Phật, hương đèn để cúng chùa.

Theo Thươne, được tổ chức lễ dâng y là mong ước mấy đời của cả họ tộc. Vì nghi lễ công phu, tốn nhiều chi phí nên có những gia đình phải đăng ký trước nhiều năm mới được tổ chức. Tùy thuộc vào đời sống kinh tế mà người dân từng vùng tổ chức lễ với quy mô khác nhau.

294A4160-1731400150.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=vEzkq147Kflzf6lNTRWqKQ

Để tăng thêm phần long trọng, tạo không khí náo nhiệt, đoàn rước của một số gia đình còn kết hợp các trò chơi dân gian như múa trống Sa-dăm, múa Chằn (ảnh), nhảy khỉ ngựa, múa chúc phúc.

Để tăng thêm phần long trọng, tạo không khí náo nhiệt, đoàn rước của một số gia đình còn kết hợp các trò chơi dân gian như múa trống Sa-dăm, múa Chằn (ảnh), nhảy khỉ ngựa, múa chúc phúc.

294A4191-1731381331.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=qvUMf5wP7yIvVVzuElLZxA

Màn múa Chằn trong lễ Kathina gây tò mò, thích thú với người dân và du khách. Các thanh niên tham gia dùng mão, mặt nạ, mặc trang phục truyền thống để biểu diễn.

Trong các ngôi chùa Khmer, Chằn thường đứng theo cặp song song hai bên cổng hoặc xung quanh chánh điện, được thể hiện dưới dạng người cao lớn, khuôn mặt hung dữ, đầu đội mũ hình tháp (Stupa), mình mặc giáp trụ. Trong tín ngưỡng dân gian, Chằn là biểu tượng xua đuổi điều dữ, đón điều lành, may mắn trong đời sống.

Màn múa Chằn trong lễ Kathina gây tò mò, thích thú với người dân và du khách. Các thanh niên tham gia dùng mão, mặt nạ, mặc trang phục truyền thống để biểu diễn.

Trong các ngôi chùa Khmer, Chằn thường đứng theo cặp song song hai bên cổng hoặc xung quanh chánh điện, được thể hiện dưới dạng người cao lớn, khuôn mặt hung dữ, đầu đội mũ hình tháp (Stupa), mình mặc giáp trụ. Trong tín ngưỡng dân gian, Chằn là biểu tượng xua đuổi điều dữ, đón điều lành, may mắn trong đời sống.

294A4163-1-1731383550.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=Kjh5wS5UxMErPjton6Z4aw

Người dân tập trung hai bên đường để theo dõi đoàn rước.

Bên cạnh các lễ hội quan trọng trong năm của người Khmer như Chol Chnam Thmay (Tết năm mới), lễ hội Sen Đôn Ta (cúng ông bà tổ tiên) lễ hội Óc Bom Bóc (cúng Trăng), lễ Kathina có thời gian tổ chức dài nhất, trong một tháng. Lễ dâng y tại chùa Prơm thu hút hàng trăm người dân và khách du lịch theo dõi.

Người dân tập trung hai bên đường để theo dõi đoàn rước.

Bên cạnh các lễ hội quan trọng trong năm của người Khmer như Chol Chnam Thmay (Tết năm mới), lễ hội Sen Đôn Ta (cúng ông bà tổ tiên) lễ hội Óc Bom Bóc (cúng Trăng), lễ Kathina có thời gian tổ chức dài nhất, trong một tháng. Lễ dâng y tại chùa Prơm thu hút hàng trăm người dân và khách du lịch theo dõi.

294A4165-1731381349.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=A8jLU7ojYkhok8CG7zq4wA

Những thiếu nữ trong trang phục truyền thống xếp thành hai hàng, bưng hoa, vật phẩm để dâng cúng chùa. "Con cháu được tham gia vào đoàn rước lễ là niềm tự hào của gia đình", Thươne cho biết.

Những thiếu nữ trong trang phục truyền thống xếp thành hai hàng, bưng hoa, vật phẩm để dâng cúng chùa. "Con cháu được tham gia vào đoàn rước lễ là niềm tự hào của gia đình", Thươne cho biết.

294A4230-1731381457.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=gkJs0j4Tb1ad0RrPGFCKVQ

Sơn Thị Ngọc Trân (giữa), người Khmer, tham dự lễ dâng y tại chùa Prơm, cho biết từ nhỏ đã cùng gia đình dự lễ này. "Lễ hội giúp người trẻ hiểu hơn văn hóa truyền thống của dân tộc mình", Trân nói.

Sơn Thị Ngọc Trân (giữa), người Khmer, tham dự lễ dâng y tại chùa Prơm, cho biết từ nhỏ đã cùng gia đình dự lễ này. "Lễ hội giúp người trẻ hiểu hơn văn hóa truyền thống của dân tộc mình", Trân nói.

be292b714f05f45bad14-1731398307.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=Rpu2PDYA933x_1TDftUJVg

Bên trong chánh điện, người dân dâng vật phẩm, tri ân với những người xuất gia, đọc kinh và cầu mong an lành cho gia đình.

Ông Thạch Chane ViTu, Phó phòng Văn hóa du lịch, Sở VHTTDL tỉnh Trà Vinh, cho biết Lễ Kathina đã tồn tại hàng trăm năm gắn với văn hóa Phật giáo và đời sống của người dân.

"Đến Trà Vinh vào dịp lễ dâng y, du khách sẽ hiểu được đời sống văn hóa của người Khmer, từ không gian trong chùa đến không khí lễ hội", ông ViTu nói.

Bên trong chánh điện, người dân dâng vật phẩm, tri ân với những người xuất gia, đọc kinh và cầu mong an lành cho gia đình.

Ông Thạch Chane ViTu, Phó phòng Văn hóa du lịch, Sở VHTTDL tỉnh Trà Vinh, cho biết Lễ Kathina đã tồn tại hàng trăm năm gắn với văn hóa Phật giáo và đời sống của người dân.

"Đến Trà Vinh vào dịp lễ dâng y, du khách sẽ hiểu được đời sống văn hóa của người Khmer, từ không gian trong chùa đến không khí lễ hội", ông ViTu nói.

Tuấn Anh

Ảnh: Sơn Bình Thươne

Mời độc giả gửi bài, câu hỏi tại đây hoặc về [email protected]
mark

Go And Go Travel

“Một khi bị nhiễm niềm đam mê du lịch, chẳng có phương thuốc nào có thể hóa giải, và tôi biết rằng tôi sẽ hạnh phúc khi có căn bệnh này cho đến hết cuộc đời.” – Michael Palin

Từ khoá:
Social Network: