Sáng 15/11, làng rau Trà Quế ở Hội An được Tổ chức Du lịch Liên Hợp Quốc vinh danh "Làng du lịch tốt nhất thế giới", là đại diện duy nhất của Việt Nam đạt giải này trong năm 2024.
Làng rau Trà Quế được hình thành từ thế kỷ XVI, cách phố cổ Hội An 3 km, Đà Nẵng 20 km. Làng nằm trên đảo, bao bọc bởi sông Cổ Cò và đầm Trà Quế. Thổ nhưỡng lợi thế là đất phù sa pha cát, khí hậu ôn hòa nên người dân phát triển nghề trồng rau hữu cơ lâu đời.
Trước đây, vườn rau trồng xen kẽ nhà cửa, cánh đồng không được bằng phẳng do người dân tự đào ao hồ để lấy nước tưới. Hơn 20 năm trước, chính quyền quy hoạch phát triển du lịch, nhà được di dời, ao hồ san lấp tạo thành cánh đồng rau vuông vức, đường đi lối lại thẳng tắp.
Sáng 15/11, làng rau Trà Quế ở Hội An được Tổ chức Du lịch Liên Hợp Quốc vinh danh "Làng du lịch tốt nhất thế giới", là đại diện duy nhất của Việt Nam đạt giải này trong năm 2024.
Làng rau Trà Quế được hình thành từ thế kỷ XVI, cách phố cổ Hội An 3 km, Đà Nẵng 20 km. Làng nằm trên đảo, bao bọc bởi sông Cổ Cò và đầm Trà Quế. Thổ nhưỡng lợi thế là đất phù sa pha cát, khí hậu ôn hòa nên người dân phát triển nghề trồng rau hữu cơ lâu đời.
Trước đây, vườn rau trồng xen kẽ nhà cửa, cánh đồng không được bằng phẳng do người dân tự đào ao hồ để lấy nước tưới. Hơn 20 năm trước, chính quyền quy hoạch phát triển du lịch, nhà được di dời, ao hồ san lấp tạo thành cánh đồng rau vuông vức, đường đi lối lại thẳng tắp.
Trà Quế hiện có 202 hộ, với 326 nông dân, canh tác trên diện tích 18 hecta. Người dân chuyên canh 20 loại cây trồng, mỗi ngày làng đón hàng nghìn du khách tham quan, trải nghiệm.
Tháng 4/2022, nghề trồng rau tại Trà Quế đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, thuộc loại hình tri thức dân gian, nghề thủ công truyền thống.
Trà Quế hiện có 202 hộ, với 326 nông dân, canh tác trên diện tích 18 hecta. Người dân chuyên canh 20 loại cây trồng, mỗi ngày làng đón hàng nghìn du khách tham quan, trải nghiệm.
Tháng 4/2022, nghề trồng rau tại Trà Quế đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, thuộc loại hình tri thức dân gian, nghề thủ công truyền thống.
Những luống rau xanh tốt sau đợt mưa kéo dài, hôm 14/11.
Nông dân trong làng sử dụng rong lấy từ sông đầm, phân chuồng, không sử dụng hóa chất, thuốc trừ sâu. Rau được đảm bảo sạch, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng và thân thiện với môi trường.
Những luống rau xanh tốt sau đợt mưa kéo dài, hôm 14/11.
Nông dân trong làng sử dụng rong lấy từ sông đầm, phân chuồng, không sử dụng hóa chất, thuốc trừ sâu. Rau được đảm bảo sạch, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng và thân thiện với môi trường.
Mỗi ngày, Trà Quế mở cửa cho khách đến tham quan với giá vé 35.000 đồng một người. Du khách đi bộ hoặc đạp xe dạo quanh cánh đồng. Thời điểm thích hợp để ghé thăm là buổi sáng sớm hoặc chiều mát, vừa tránh nắng nóng vừa thấy được khung cảnh lao động trên ruộng đồng.
Mỗi ngày, Trà Quế mở cửa cho khách đến tham quan với giá vé 35.000 đồng một người. Du khách đi bộ hoặc đạp xe dạo quanh cánh đồng. Thời điểm thích hợp để ghé thăm là buổi sáng sớm hoặc chiều mát, vừa tránh nắng nóng vừa thấy được khung cảnh lao động trên ruộng đồng.
Tại vườn, du khách trải nghiệm các công đoạn trồng rau với sự hướng dẫn của người dân.
Các loại rau ở Trà Quế ngoài là món ăn hàng ngày trong bữa cơm gia đình còn là nguyên liệu không thể thiếu để tạo hương vị cho các món đặc sản địa phương như tam hữu (tôm, thịt, rau thơm), ram cuốn, mì Quảng, cao lầu, bánh xèo.
Tại vườn, du khách trải nghiệm các công đoạn trồng rau với sự hướng dẫn của người dân.
Các loại rau ở Trà Quế ngoài là món ăn hàng ngày trong bữa cơm gia đình còn là nguyên liệu không thể thiếu để tạo hương vị cho các món đặc sản địa phương như tam hữu (tôm, thịt, rau thơm), ram cuốn, mì Quảng, cao lầu, bánh xèo.
Ông Tony, du khách Mỹ cùng vợ đang trồng rau mồng tơi. "Lần đầu tiên tôi đến đây. Tôi rất thích không khí trong lành, trải nghiệm cuốc đất, trồng rau ở đây", ông nói.
Ở Trà Quế, người dân duy trì giống rau bản địa có từ cách đây hàng trăm năm. Đặc tính nổi trội của giống truyền thống là thơm ngon, phù hợp với thổ nhưỡng, ít sâu bệnh, cho năng suất ổn định.
Ông Tony, du khách Mỹ cùng vợ đang trồng rau mồng tơi. "Lần đầu tiên tôi đến đây. Tôi rất thích không khí trong lành, trải nghiệm cuốc đất, trồng rau ở đây", ông nói.
Ở Trà Quế, người dân duy trì giống rau bản địa có từ cách đây hàng trăm năm. Đặc tính nổi trội của giống truyền thống là thơm ngon, phù hợp với thổ nhưỡng, ít sâu bệnh, cho năng suất ổn định.
Bể chứa nước phục vụ du khách gánh tưới rau của ông Nguyễn Linh được nuôi thêm cá diêu hồng. Theo ông, ngoài làm cảnh, cá còn ăn các vi sinh vật để nước trong sạch. "Trước đây người dân tưới rau bằng gánh thùng nhưng nay lắp máy bơm tưới bằng béc là chủ yếu", ông Linh nói.
Bể chứa nước phục vụ du khách gánh tưới rau của ông Nguyễn Linh được nuôi thêm cá diêu hồng. Theo ông, ngoài làm cảnh, cá còn ăn các vi sinh vật để nước trong sạch. "Trước đây người dân tưới rau bằng gánh thùng nhưng nay lắp máy bơm tưới bằng béc là chủ yếu", ông Linh nói.
Du khách hào hứng dùng đôi quang gánh hai thùng nước tưới cho từng luống rau. Mỗi lần giúp du khách trải nghiệm, chủ vườn rau được hưởng 5.000 đồng từ giá vé.
Du khách hào hứng dùng đôi quang gánh hai thùng nước tưới cho từng luống rau. Mỗi lần giúp du khách trải nghiệm, chủ vườn rau được hưởng 5.000 đồng từ giá vé.
Du khách hái rau tại vườn và thử mùi hương.
Tương truyền, vào khoảng thế kỷ XVIII, có một vị vua du ngoạn trên dòng sông Đế Võng và ghé vào làng, thưởng thức một loại rau nhận thấy vị thơm giống trà, vị cay giống quế, đã đặt tên làng rau là Trà Quế. Rau trồng ở đây có mùi thơm hơn các vùng đất khác.
Du khách hái rau tại vườn và thử mùi hương.
Tương truyền, vào khoảng thế kỷ XVIII, có một vị vua du ngoạn trên dòng sông Đế Võng và ghé vào làng, thưởng thức một loại rau nhận thấy vị thơm giống trà, vị cay giống quế, đã đặt tên làng rau là Trà Quế. Rau trồng ở đây có mùi thơm hơn các vùng đất khác.
Giếng Chăm cổ tại làng rau Trà Quế.
Tại làng còn có các di tích lịch sử như miếu Thổ thần, miếu Ngũ hành, mộ ông Nguyễn Văn Điển, phong tục cúng Cầu Bông, cùng các tập quán, tín ngưỡng, văn hóa ẩm thực đang được bảo tồn và phát huy một cách hiệu quả.
Giếng Chăm cổ tại làng rau Trà Quế.
Tại làng còn có các di tích lịch sử như miếu Thổ thần, miếu Ngũ hành, mộ ông Nguyễn Văn Điển, phong tục cúng Cầu Bông, cùng các tập quán, tín ngưỡng, văn hóa ẩm thực đang được bảo tồn và phát huy một cách hiệu quả.
Sau khi trải nghiệm trồng, chăm sóc rau du khách đến các nhà hàng quanh cánh đồng thưởng thức nước é, được ép từ quả hạt cây é do người dân Trà Quế trồng.
Sau khi trải nghiệm trồng, chăm sóc rau du khách đến các nhà hàng quanh cánh đồng thưởng thức nước é, được ép từ quả hạt cây é do người dân Trà Quế trồng.
Món tam hữu tại làng rau Trà Quế. Đây là đặc sản không thể bỏ qua khi đến làng rau, được làm từ các nguyên liệu tôm, thịt lợn, và rau gồm húng, hành.
Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Nam, Nguyễn Thanh Hồng, nói làng Trà Quế được công nhận "Làng du lịch tốt nhất thế giới" năm 2024 sẽ góp phần tôn vinh giá trị, lan tỏa thương hiệu và quảng bá du lịch Hội An, Quảng Nam đến với du khách quốc tế.
Món tam hữu tại làng rau Trà Quế. Đây là đặc sản không thể bỏ qua khi đến làng rau, được làm từ các nguyên liệu tôm, thịt lợn, và rau gồm húng, hành.
Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Nam, Nguyễn Thanh Hồng, nói làng Trà Quế được công nhận "Làng du lịch tốt nhất thế giới" năm 2024 sẽ góp phần tôn vinh giá trị, lan tỏa thương hiệu và quảng bá du lịch Hội An, Quảng Nam đến với du khách quốc tế.
Đắc Thành
Mời độc giả gửi bài, câu hỏi tại đây hoặc về [email protected]Go And Go Travel
“Một khi bị nhiễm niềm đam mê du lịch, chẳng có phương thuốc nào có thể hóa giải, và tôi biết rằng tôi sẽ hạnh phúc khi có căn bệnh này cho đến hết cuộc đời.” – Michael Palin