Rớ chồ đầm Thị Nại, cánh đồng lúa chín và trại chăn vịt ở Cát Tân tạo nên bức tranh đồng quê Bình Định yên bình khi nhìn từ trên cao.

Dong-que-Binh-Dinh-NTT-1-1588926449.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=f1ZNDVp5vZrCtdIzVzNv5w

Quang cảnh ngư dân làm nghề rớ chồ (những chiếc rớ được cố định trên sông để đánh bắt tôm, cá) trên đầm Thị Nại. Tên “Thị Nại” có âm gốc tiếng Chămpa gọi đầy đủ là Thi lị bì nại, nơi từng tọa lạc thương cảng của vương quốc Vijaya. Đây là đầm nước mặn rộng lớn, có diện tích hơn 5.000 hecta, nằm ở phía đông nam của Bình Định, trải dài từ cực bắc huyện Tuy Phước đến thành phố Quy Nhơn và thông ra biển bằng cửa Giã, tức cửa Thị Nại.

Trên đầm, du khách ngồi thuyền lênh đênh khám phá cuộc sống ngư dân, ngắm khung cảnh thiên nhiên hữu tình và mênh mang sóng nước trong bình minh, hoàng hôn.

Bức ảnh nằm trong bộ ảnh “Khung cảnh đồng quê Bình Định nhìn từ trên cao” của Nguyễn Tiến Trình, một người yêu nhiếp ảnh, hiện sinh sống và làm việc tại thành phố Quy Nhơn.

Dong-que-Binh-Dinh-NTT-2-1588926449.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=NTimylzU5YBy9UTr9Tgu-Q

Một trong những hoạt động mưu sinh trên đầm là rớ chồ. Bộ ngư cụ này gồm nhà chồ và tấm rớ. Rớ được dựng đứng bởi bốn cây sào tre dài, ở giữa chùng xuống hình lòng chảo. Khi rớ được kéo lên, ngư dân đội nón ngồi trên thúng chai ra giữa, dùng roi tre quét để dồn các loại cá vào chỗ rún của rớ, sau đó mở dây rún để trút cá.

Dong-que-Binh-Dinh-NTT-3-1588926449.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=4cUAHKQ2Ia5hD_9gBHs4lA

Người phụ nữ phơi con ruốc tại khu vực đất trống gần cầu Thị Nại. Cây cầu nối thành phố Quy Nhơn với bán đảo Phương Mai từng là cầu vượt biển dài nhất Việt Nam (2,5 km), trước khi cầu Tân Vũ - Lạch Huyện, Hải Phòng đưa vào hoạt động.

Dong-que-Binh-Dinh-NTT-4-1588926450.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=R9_LiLVG3Xzf75OWWpkIng

Những thửa ao loang loáng nước được quy hoạch xen kẽ với các cụm hộ dân nuôi trồng, đánh bắt thủy sản thuộc đầm Thị Nại, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước.

Dong-que-Binh-Dinh-NTT-5-1588926450.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=dxmRGQo7LbFsP2_t2urf3A

Ngư dân chèo nghe mưu sinh trên khu vực nuôi trồng, đánh bắt thủy sản tại đầm.

Đầm Thị Nại có hệ sinh thái đa dạng, độc đáo, có rừng ngập mặn được ví như lá phổi xanh của Bình Định, là nơi tạo sinh kế cho hàng trăm hộ dân trong vùng. Đây cũng chính là chất xúc tác để những người yêu nhiếp ảnh ghi lại khoảnh khắc ấn tượng theo cách của riêng mình. "Trên 50 % ảnh tôi chụp là loanh quanh ở đầm này, một phần nhà tôi nằm gần đầm, phần khác do công việc nên không sắp xếp đi xa được”, anh Trình chia sẻ.

Dong-que-Binh-Dinh-NTT-8-1588926451.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=TtDWGp7amrAgnPNWs9WBNQ

Nếp nhà bên sông quê, chảy qua đôi bờ những thửa ruộng vừa làm đất xong chuẩn bị vụ mùa mới; dưới nước được tô điểm bởi đàn vịt kiếm ăn tại xã Cát Tân, huyện Phù Cát.

Dong-que-Binh-Dinh-NTT-9-1588926451.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=JbneiRpJjtLrRHceAWylcQ

Đàn vịt trắng điểm xuyết trên dòng sông quê xã Cát Tân.

Dong-que-Binh-Dinh-NTT-10-1588926452.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=c-txjdfNJ-uJHm41M6VkMg

Đàn cò bay dập dìu, soi bóng trên mặt ruộng vừa mới cấy mạ non tại xã Cát Tân.

Dong-que-Binh-Dinh-NTT-7-1588926451.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=49Z__poWdlR0-krmm-t48Q

Các bao ớt trên sân chuẩn bị phơi tại xã Cát Khánh, huyện Phù Cát.

Nếu đi dọc con đường từ ngã ba Chợ Gồm xã Cát Hanh về xã Cát Khánh, du khách bắt gặp cảnh người dân phơi ớt đỏ ở các khoảng đất trống hai bên đường. Ớt khô sau đó bán cho các cơ sở chế biến tương ớt.

Dong-que-Binh-Dinh-NTT-11-1588926452.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=RV9DsCIXNYPp9cahQgHYWw

Trong khi đó, tại phường Nhơn Hòa, thị xã An Nhơn, những thửa ruộng đã gặt xong. Các bãi cỏ bên dòng kênh nhỏ, nơi người dân chăn trâu thu hút đàn cò bay đến kiếm ăn.

Dong-que-Binh-Dinh-NTT-6-1588926450.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=HPSwTQi9jhCAcZVOjQadfg

Mùa lúa chín vàng ươm hai bên hạ lưu sông Côn chảy qua tại địa phận xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước – nơi được xem là vựa lúa lớn nhất tỉnh Bình Định.

Sông Côn là sông lớn nhất tỉnh Bình Định có chiều dài khoảng 170 km, với các chi lưu chảy qua các xã huyện Tuy Phước rồi đổ ra đầm Thị Nại.

Dong-que-Binh-Dinh-NTT-12-1588926453.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=GxvvbGUgDESxm12BatJebQ

Mênh mông cánh đồng lúa chín tại xã Hoài Mỹ, huyện Hoài Nhơn. Xã nông thôn mới Hoài Mỹ được mùa bội thu nhờ nông dân hưởng ứng triển khai sản xuất theo mô hình cánh đồng mẫu lớn, với diện tích trồng ngày càng tăng.

Nguyễn Tiến Trình – Huỳnh Phương

mark

Go And Go Travel

“Một khi bị nhiễm niềm đam mê du lịch, chẳng có phương thuốc nào có thể hóa giải, và tôi biết rằng tôi sẽ hạnh phúc khi có căn bệnh này cho đến hết cuộc đời.” – Michael Palin

Từ khoá:
Social Network: