Từng gắn liền với tuổi thơ của rất nhiều người, mấy ai ngờ rằng lá sắn non còn có thể dùng chế biến ra hàng loạt món dân dã cực thơm ngon.

Nhắc đến những hình ảnh gắn liền với tuổi thơ của chúng ta, không thể nào bỏ qua những sợi dây chuyền làm từ lá sắn. Lúc còn nhỏ, bọn trẻ trong xóm thường rủ nhau đi hái từng lá, sau đó bẻ cành ra thành từng mảnh làm dây chuyền đeo trên cổ. Càng lớn lên, nhiều người có lẽ đã xa rời với ký ức một thời này.

Dây chuyền làm từ lá sắn (khoai mì) là hình ảnh gắn liền với tuổi thơ của rất nhiều người - (Ảnh: Linh Ngố).

Mới đây, trong một group ăn uống đình đám trên Facebook xuất hiện bài đăng khoe hình ảnh bữa cơm quê ăn cùng đọt lá sắn xào tỏi, ngay lập tức nhận được sự quan tâm lớn từ nhiều người. Ai cũng xôn xao khi đến giờ mới biết hoá ra phần đọt non của loại lá này lại có thể được dùng chế biến nên hàng loạt món ngon dân dã.

Không ai nghĩ rằng loại lá gắn liền với tuổi thơ này lại có thể ăn được, người ta còn dùng chế biến ra toàn món ngon đặc sản nữa chứ! - Ảnh 2.

Một bài đăng chia sẻ về các món ăn làm từ loại lá này đang khiến nhiều người xôn xao trong một hội nhóm ẩm thực trên Facebook.

Sắn hay còn gọi là khoai mì (theo phương ngữ miền Nam) là loại cây lương thực ăn củ sống lâu năm. Cây khoai mì (sắn) có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Mỹ La tinh, cao khoảng 2 – 3m, lá khía thành nhiều thùy, rễ ngang phát triển thành củ và tích luỹ tinh bột, thời gian sinh trưởng từ khoảng 6 đến 12 tháng.

Không ai nghĩ rằng loại lá gắn liền với tuổi thơ này lại có thể ăn được, người ta còn dùng chế biến ra toàn món ngon đặc sản nữa chứ! - Ảnh 3.

Phần lá hình cánh quạt của cây sắn (khoai mì) có lẽ đã trở nên thân thuộc với nhiều người.

Cây sắn có nhiều công dụng trong chế biến công nghiệp, thức ăn gia súc và lương thực - thực phẩm. Ai cũng biết củ khoai mì thường được hấp lên cùng nước cốt dừa béo thơm để ăn. Ngoài ra, nó còn được chế biến thành tinh bột sắn, mà nhiều nơi thường gọi là bột đao, bột lọc hay bột năng dùng làm các món bánh, chè.

Củ khoai mì có thể chế biến thành tinh bột (bột năng) hoặc mang đi hấp nước dừa rất thơm ngon.

Không những vậy, lá sắn ngọt còn được xem là loại rau xanh giàu đạm rất bổ dưỡng. Tại nhiều địa phương, phần đọt non của loại lá này còn có thể dùng chế biến các món dân dã như lá sắn xào tỏi, luộc, nấu canh, muối chua,… ăn với cơm đều rất ngon.

Trong khi đó, lá sắn non còn có thể dùng chế biến thành hàng loạt món ăn dân dã đậm chất miền quê - (Ảnh: Thanh Ca).

Bên dưới phần bình luận, rất nhiều bạn trẻ đã để lại chia sẻ về loại rau xanh độc lạ này:

- Linh Ngố: "Giờ mình mới biết lá này ăn được á, hồi bé toàn dùng làm dây chuyền để chơi thôi!"

- Lee Suhill: "Tuổi thơ mình cũng từng gắn liền với cái này. Người ta trồng trên đồi mình toàn đi vặt trộm về bán. Nhưng chỗ mình hồi đó người ta không ăn mà chỉ dùng để gói quả na cho đỡ dập, lúc đó bán được có 200 đồng/bó…"

- Jelly Nguyen: "Phú Thọ quê mình thường dùng lá này ngâm chua rồi nấu canh. Mình rất thích ăn canh rau sắn này. Ngày nhỏ mẹ còn làm nộm, xào đổi bữa nhưng ăn canh chua vẫn ngon nhất!"

- Quỳnh Chum: "Tự dưng xem bài đăng này xong mình thèm lá mì muối chua dã man luôn. Đem xào tỏi xong thêm combo cháo lá bép nữa thì ôi thôi má ơi…"

Đọt khoai mì non mang đi nấu canh, muối chua hay xào tỏi ăn cùng với cơm đều rất ngon.

Hôm nào bạn hãy thử ra vườn nhà hái vài đọt sắn non rồi mang đi chế biến để ăn xem hương vị có gì đặc biệt nhé!

Nguồn: kenh14.vn
mark

Go And Go Travel

“Một khi bị nhiễm niềm đam mê du lịch, chẳng có phương thuốc nào có thể hóa giải, và tôi biết rằng tôi sẽ hạnh phúc khi có căn bệnh này cho đến hết cuộc đời.” – Michael Palin

Từ khoá:
Social Network: