Những nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực ở Nhật Bản này thực ra cũng có những bất cập không nhỏ đấy!

Nhật Bản nổi tiếng là một quốc gia có văn hóa ẩm thực vô cùng đa dạng, từ nguyên liệu đến cách chế biến phức tạp và việc trình bày tinh tế, tỉ mỉ. Thế nhưng, nhiều nguyên tắc ăn uống ở Nhật vẫn còn những bất cập nho nhỏ khiến từ người ăn cho đến người nấu cảm thấy không thoải mái. Một số đầu bếp sau khi học hỏi từ nhiều quốc gia khác nhau đã bày tỏ hy vọng người dân có thể thay đổi những điều này để cải thiện trải nghiệm ăn uống hơn.

Đơn giản hóa cách trình bày món ăn

Như mọi người đều biết, các món ăn Nhật Bản thường được trang trí tinh tế, bắt mắt, có nhiều món đẹp đến mức tưởng như một tác phẩm nghệ thuật. Trong khâu chọn lựa nguyên liệu, chế biến cũng đòi hỏi sự cẩn thận và tập trung cao độ. Điều này đôi khi làm các đầu bếp ở quốc gia này cảm thấy áp lực khi nấu nướng.

Nhiều đầu bếp ở Nhật Bản hy vọng mọi người thay đổi một một vài thói quen ăn uống trông thú vị nhưng lại không thoải mái như đã tưởng - Ảnh 1.

Đôi lúc sự tỉ mỉ và hoàn hảo của các món ăn sẽ khiến đầu bếp cảm thấy áp lực.

Vì thế nhiều đầu bếp trẻ hy vọng các món ăn của người Nhật có thể đơn giản hóa một chút ở từng công đoạn, nhưng vẫn giữ nguyên nét đặc trưng của nền ẩm thực này. Bởi lẽ nấu ăn với một người đầu bếp nên là niềm vui, là niềm hạnh phúc, nếu quá khuôn mẫu, kỉ luật thì lại mất đi cái thi vị và tính tự do sáng tạo của ẩm thực.

Không nên đặt nặng sự trình diễn lên trên chất lượng món ăn

Ẩm thực Nhật Bản vang danh thế giới về việc kết hợp nghệ thuật trình diễn vào quá trình nấu nướng. Hầu hết khi đến các nhà hàng, bạn sẽ được thấy đầu bếp ở đó thể hiện tay nghề thành thục và nhuần nhuyễn để gây ấn tượng với thực khách. Nhưng lâu dần, điều này bỗng trở thành một phần không thể thiếu trong lúc ăn uống của nhiều người, và có vài ý kiến còn cho rằng món ăn sẽ giảm bớt sự ngon miệng nếu thiếu đi chúng.

Nhiều đầu bếp ở Nhật Bản hy vọng mọi người thay đổi một một vài thói quen ăn uống trông thú vị nhưng lại không thoải mái như đã tưởng - Ảnh 2.

Những màn trình diễn trong lúc nấu không hề ảnh hưởng đến chất lượng món ăn.

Thực chất, những màn trình diễn này chẳng làm ảnh hưởng đến chất lượng của món ăn. Như những quán ăn lâu đời luôn đắt khách thì người nấu chỉ cần ở trong bếp và trổ tài chứ không hề lộ mặt. Vì thế, gần đây nhiều đầu bếp đã bắt đầu quan tâm đến quá trình nấu nướng để món ăn được ngon hơn chứ không quá đặt nặng vào việc phải nấu sao cho đẹp để thu hút khách hàng.

Đã đến lúc mọi người nên giao tiếp nhiều hơn trên bàn ăn

Ăn mì ramen một mình với chiếc bàn có vách ngăn đã trở thành hình ảnh quen thuộc trong văn hoá ẩm thực Nhật Bản. Lí do chính là vì người dân đất nước này thường có thói quen đi ăn một mình thay vì dùng bữa cùng bạn bè và người thân để tiết kiệm thời gian.

Nhiều đầu bếp ở Nhật Bản hy vọng mọi người thay đổi một một vài thói quen ăn uống trông thú vị nhưng lại không thoải mái như đã tưởng - Ảnh 3.

Đi ăn một mình vốn là nét đặc trưng nổi tiếng ở Nhật Bản.

Nghe có vẻ rất thú vị và lý tưởng cho những ai thích cảm giác riêng tư, nhưng với những người thích sự ấm cúng, vui vẻ thì điều này khá khó chịu. Các đầu bếp trẻ ở Nhật đã chia sẻ rằng họ hy vọng mọi người có nhiều sự giao tiếp hơn trên bàn ăn, có thêm không gian ăn uống chung. Nhiều khảo sát cho thấy rằng việc dùng bữa cùng nhau sẽ gắn kết tình cảm của mọi người với nhau hơn vậy nên rõ ràng cùng nhau dùng bữa là 1 trong những cách giúp bạn cảm thấy hạnh phúc hơn so với lủi thủi ngồi đối diện với bát mì một mình.

Nguồn: Insider

mark

Go And Go Travel

“Một khi bị nhiễm niềm đam mê du lịch, chẳng có phương thuốc nào có thể hóa giải, và tôi biết rằng tôi sẽ hạnh phúc khi có căn bệnh này cho đến hết cuộc đời.” – Michael Palin

Từ khoá:
Social Network: