Dù có mùi hương khó chịu, loại rau này lại được xem là một loại đặc sản vô cùng đắt khách tìm mua của vùng Tây Bắc.

Nhắc đến vùng Tây Bắc là nghĩ ngay tới bao món ngon nức tiếng từng khiến không ít người "nổi da gà" như thắng cố, nậm pịa, da trâu thối, lá ngón xào tỏi,… Đặc biệt, hiếm người biết nơi đây còn có một loại rau gọi là "rau thối", vì đứng cách xa từ cả mét vẫn dễ dàng nhận ra mùi hôi nồng nặc của nó.

Vùng Tây Bắc có một loại rau đứng từ xa đã nghe mùi thối không chịu được, vậy mà ai cũng tranh nhau mua như 1 loại đặc sản - Ảnh 1.

Rau thối dù có mùi hương khó ngửi nhưng lại được xem là một đặc sản của vùng Tây Bắc.

Rau thối còn có tên tiếng Thái là pắc nam. Đây là loại cây dây leo, lá kép màu xanh thẫm, mọc đối xứng nhau. Thân cây và cành lá có rất nhiều gai nhọn. Chúng thường mọc hoang trong nhiều cánh rừng với thân cây vươn dài, quấn quanh vào bất cứ loài thực vật nào sống bên cạnh.

Vùng Tây Bắc có một loại rau đứng từ xa đã nghe mùi thối không chịu được, vậy mà ai cũng tranh nhau mua như 1 loại đặc sản - Ảnh 2.

Rau thối mọc hoang trong nhiều cánh rừng, thân có nhiều gai nhọn.

Tuy vậy, người dân ở Tây Bắc thường không ăn cả cây mà chỉ sử dụng phần chồi non để chế biến thành các món ngon. Chồi non của cây rau thối có rất nhiều phiến lá nhỏ, dài, cụp vào nhau. Đây được xem là phần lá ngon nhất, chỉ thường xuất hiện vào độ tháng 3, tháng 4 hàng năm. Vào thời điểm này, bà con ở vùng cao lại rủ nhau vào rừng để tìm hái thứ "lộc trời" mà thiên nhiên ban tặng.

Vùng Tây Bắc có một loại rau đứng từ xa đã nghe mùi thối không chịu được, vậy mà ai cũng tranh nhau mua như 1 loại đặc sản - Ảnh 3.

Thông thường, người ta chỉ dùng phần chồi non của cây để chế biến thành các món ăn. - (Ảnh: Su'bin)

Khi hái, người dân có kinh nghiệm thường rất thận trọng để tránh gai trên thân cây đâm vào tay. Đặc biệt, rau pắc nam sau khi được hái thì mùi hôi, độ giòn cũng sẽ giảm dần theo thời gian. Vì thế, nếu muốn giữ trọn mùi vị đặc trưng của chúng thì nên chế biến ngay.

Vùng Tây Bắc có một loại rau đứng từ xa đã nghe mùi thối không chịu được, vậy mà ai cũng tranh nhau mua như 1 loại đặc sản - Ảnh 4.

Theo người dân có kinh nghiệm, mùi hôi và độ giòn của rau cũng giảm dần sau khi được hái từ cây.

Rau thối thường được người Thái làm thành nhiều món ngon như nấu canh, xào tỏi, chiên với trứng hoặc làm nộm (gỏi). Thông thường, người dân ở đây thường kết hợp cùng thịt trâu, thịt lợn hoặc mớ cá tươi mới bắt từ suối về. Cũng có khi chỉ cần ít mỡ hành phi thơm rồi cho nắm rau xanh mướt ấy vào xào nhanh tay là có ngay một bữa cơm ngon lành.

Rau thối có thể dùng làm nhiều món ngon dân dã như xào tỏi, nấu canh, chiên trứng,...

Lần đầu thưởng thức, chắc hẳn mùi hôi nồng của chúng sẽ khiến bất cứ ai cũng phải khiếp sợ và khó chịu. Nhưng khi đã ăn quen thì nó lại dễ gây nghiện, khiến ta nhớ mãi. Khi được nấu chín, chúng có độ giòn nhất định, vị bùi, ngầy ngậy cộng thêm chút hương nồng đặc trưng phảng phất.

Vùng Tây Bắc có một loại rau đứng từ xa đã nghe mùi thối không chịu được, vậy mà ai cũng tranh nhau mua như 1 loại đặc sản - Ảnh 6.

Rau sau khi chế biến xong được review là có độ giòn, vị bùi, ngầy ngậy và mùi nồng phảng phất.

Được biết, rau thối cũng có tác dụng giải nhiệt rất tốt, thế nên không chỉ hấp dẫn bà con vùng cao mà còn rất được người dân ở khu vực thành thị ưa chuộng, đặc biệt vào dịp hè. Những mớ rau xanh mướt được mang lên tận Hà Nội để bán với mức giá không hề rẻ tí nào, thông thường dao động từ 65k – 90k/kg.

Vùng Tây Bắc có một loại rau đứng từ xa đã nghe mùi thối không chịu được, vậy mà ai cũng tranh nhau mua như 1 loại đặc sản - Ảnh 7.

Dù có mùi hương khó chịu, loại rau này được cho là có tính giải nhiệt rất tốt. Thế nên khi mang ra chợ bán vẫn rất đắt khách dù mức giá khá cao. - (Ảnh: Dân Việt)

mark

Go And Go Travel

“Một khi bị nhiễm niềm đam mê du lịch, chẳng có phương thuốc nào có thể hóa giải, và tôi biết rằng tôi sẽ hạnh phúc khi có căn bệnh này cho đến hết cuộc đời.” – Michael Palin

Từ khoá:
Social Network: