Cuộc sống ở nơi lạnh nhất thế giới này đang được xem là "nơi an toàn nhất" nhờ chưa có ca nhiễm nCoV.

Cách đến Nam Cực phổ biến nhất của du khách là bằng du thuyền. Trong Covid-19, nhiều người đã lo lắng vùng đất lạnh nhất thế giới này có thể có ca lây nhiễm, khi du thuyền được coi là các ổ dịch lớn. Tuy nhiên, virus đã không thể "đặt chân" tới những bờ biển đóng băng của khu vực này. Và hiện giờ, khi Nam Cực đang bước vào những tháng mùa đông, mặt trời biến mất và mọi người sống chủ yếu trong bóng tối, các chuyến du lịch đều không được tổ chức, Covid-19 dường như càng khó có cơ hội xuất hiện hơn.

namcuc2-8812-1589012706.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=kTAEkl5l2twVVft-1waJzQ

Mùa đông ở Nam Cực kéo dài từ tháng 3 - 10, nhiệt độ ngoài trời âm 60 đến âm 65 độ C, với tháng 8 lạnh nhất. Du khách không thể ghé thăm vào mùa đông vì diện tích băng tăng gấp đôi so với những tháng còn lại, tàu du lịch không thể di chuyển. Mùa đông trời tối, nhiệt độ thấp và những cơn bão lớn xảy ra thường xuyên dẫn đến các chuyến bay chở khách đối mặt với nhiều rủi ro. Ảnh: Alexey Kudenko/Sputnik.

Ngoại trừ chim cánh cụt, cá voi, hải cẩu và hải âu, có khoảng 5.000 người sinh sống ở đây. Phần lớn trong số đó là các nhà khoa học, nghiên cứu ở khoảng 80 căn cứ trên khắp châu lục cùng số lượng du khách đến rồi đi theo mỗi con tàu.

Keri Nelson, điều phối viên hành chính tại trạm Palmer trên đảo Antwerp, trạm nghiên cứu xa nhất của Mỹ ở Nam Cực, là một trong số đó. "Chúng tôi đều muốn được trở về nhà, bên cạnh gia đình mình trong giai đoạn này. Nhưng tất cả đều cảm kích khi được sống ở nơi căn bệnh này không xuất hiện", cô nói. Mọi người ở đây vẫn theo dõi tình hình Covid-19 mỗi ngày. "Tôi cảm thấy đó là nhiệm vụ của mỗi người, chứng kiến những gì đang xảy ra trên thế giới".

namcuc1-3854-1589012706.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=iZQ01PR4H4Bf4IgOkNb9Dw

Trạm Palmer từng đón hàng nghìn khách du lịch vào mùa trước, nhưng năm nay số lượng giảm đáng kể vì đại dịch. Ảnh: CNN.

Nelson thường chia sẻ cuộc sống của mình ở Nam Cực trên Instagram. Cô cho biết ngay cả khi Covid-19 chưa xuất hiện và du khách vẫn ghé thăm đều đặn, cuộc sống ở đây không khác gì việc tự cách ly mà người dân Mỹ đang phải thực hiện. Và cuộc sống tự cách ly thường không phải là điều dễ dàng. Nelson đã cố gắng tìm cách giải trí bằng cách nghĩ ra việc để làm. Nhưng điều cô cảm thấy may mắn hơn mọi người là mình đang được mắc kẹt ở một nơi tuyệt đẹp. Cuộc sống của Nelson được bao quanh bởi nhiều động vật hoang dã và thiên nhiên tươi đẹp. Dù vậy, cô cũng đôi lúc cảm thấy có lỗi khi ở rất xa và không thể đồng hành cùng gia đình, những người mình yêu quý trong đại dịch

Robert Taylor, 29 tuổi đến từ Scotland là hướng dẫn viên thực địa, hỗ trợ các nhà khoa học thực hiện nghiên cứu. Anh đang trú tại trạm nghiên cứu Rothera, một cơ sở khảo sát của Anh trên đảo Adelaide, ngoài khơi bờ biển phía tây của Nam Cực.

Taylor cho hay ban đầu không quá quan tâm đến đại dịch khi biết nó mới lây lan ở Trung Quốc. Sau đó, một vài ca nhiễm xuất hiện tại Anh và bây giờ nơi đây đang thành một trong những ổ dịch lớn nhất thế giới. Hiện Taylor khá lo lắng cho những người thân ở nhà, đặc biệt là bà anh. Đề cập về việc từ Nam Cực theo dõi tình hình Covid-19 ở nhà, Taylor nói: "Nó giống như ở trên mặt trăng và nhìn xuống. Chúng ta có thể thấy những gì đang xảy ra, nhưng quan sát từ một nơi rất xa".

Taylor cho biết mọi người ở Nam Cực vẫn tiếp tục cuộc sống như cũ của mình, như thể không hề biết đến Covid-19. Mọi người vẫn đến phòng tập, phòng âm nhạc, thư viện, rạp chiếu phim..., những điều mà người dân ở các lục địa khác có thể đang bỏ lỡ vì lệnh giãn cách xã hội, phong tỏa.

namcuc-9177-1589012706.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=hJWcmp5mWZxVNRPcjaYa1A

Mọi người nói với Taylor rằng anh sẽ thay đổi chỉ sau một mùa ở Nam Cực. Nhưng Taylor cho rằng, khi Covid-19 xảy ra, phần còn lại của thế giới cũng thay đổi. Trên ảnh là các nhà khoa học và nghiên cứu ở Nam Cực đang ngồi trò chuyện cùng nhau trong thời gian rảnh rỗi. Ảnh: Keri Nelson.

Taylor, Nelson và những người khác sau khi kết thúc thời gian làm việc của mình ở Nam Cực cũng sẽ trở về nhà. Nhưng họ biết rằng, họ sẽ được chào đón bởi một thế giới khác. Mọi thứ sẽ không còn như cũ, như lúc họ bắt đầu rời đi do Covid-19 mang lại. Họ sẽ phải làm quen với cách sống mới chỉ được chứng kiến từ xa. Những điều tưởng chừng đơn giản mà họ thường làm tại Nam Cực, có thể sẽ trở thành một ký ức xa vời khi về nhà.

Du lịch ngày càng phát triển mạnh ở Nam Cực trong những năm gần đây, và các tàu du lịch thường đưa du khách ghé thăm. Theo Hiệp hội các nhà điều hành tour du lịch Nam Cực, khoảng 56.100 khách du lịch đã đến thăm lục địa này trong mùa 2018 - 2019, tăng 40% so với những năm trước. Họ dự kiến sẽ đón 78.500 du khách trong mùa 2019 - 2020 (mùa du lịch ở Nam Cực thường bắt đầu từ tháng 11 đến cuối tháng 3). Tuy nhiên, các trạm nghiên cứu ở đây đã bắt đầu hạn chế nhiều chuyến thăm của khách du lịch từ đầu năm, vì Covid-19. Sau khi một tàu du lịch chở các hành khách Australia và New Zealand định cập cảng xuất hiện các ca nhiễm Covid-19, các tour du lịch tới đây đã tạm dừng hẳn.

Nelson, người đảm nhận vai trò điều phối, hướng dẫn các chuyến du lịch tới tham quan trạm Palmer cho biết chỗ của cô từng chào đón hàng ngàn người vào năm ngoái. Nhưng năm nay số lượng giảm hẳn do cuộc khủng hoảng dịch bệnh toàn cầu. Tuy vậy, cô không thấy việc này ảnh hưởng gì đến ngành du lịch Nam Cực, vì nơi đây luôn hạn chế khách đến nhằm bảo vệ môi trường nguyên sơ của "lục địa trắng".

Các nhà điều hành tour du lịch IAATO không bao giờ cấp phép cho một tàu du lịch đổ bộ nếu số lượng quá 500 hành khách một lần. Ngoài ra, họ cũng phân chia lịch cập cảng để tại mọi thời điểm, mọi bến đỗ chỉ có một tàu du lịch.

Dù chưa rõ mọi thứ sẽ diễn ra như thế nào trong những tháng tới, những người ở trạm Palmer hay Amundsen-Scottm, nơi có số lượng khách đến đông hơn cả, vẫn làm việc chăm chỉ để đảm bảo khi một mùa du lịch mới bắt đầu, mọi thứ đã sẵn sàng.

Mọi thứ ở Nam Cực không có quá nhiều thay đổi vì đại dịch, nhưng đường về nhà của những nhân viên trong các trạm thay đổi đáng kể. Thông thường, khi về Anh, Taylor sẽ đáp một chuyến bay đến Punta Arenas (thành phố cực nam của Chile). Sau đó, anh sẽ bắt một chuyến bay thương mại để về nhà. Nhưng bây giờ, anh sẽ phải đến quần đảo Falkland, rồi lên một tàu chở khách được chỉ định bởi chính phủ để về Anh. Điều đó đồng nghĩa với việc thời gian về nhà sẽ kéo dài hơn.

Có nhiều quốc gia bán tour Nam Cực, nhưng phần lớn khách đều chọn địa điểm phổ biến nhất để bắt đầu là từ thành phố Ushuaia (nơi được mệnh danh là tận cùng thế giới).

Có hai phương án đi thăm Nam Cực: máy bay (chuyến charter) và tàu. Đi tàu giá rẻ hơn, có nhiều chuyến hơn để lựa chọn, tham quan được nhiều nơi hơn nhưng mất thời gian di chuyển hơn. Đi máy bay nhanh nhưng giá cao, ít điểm tham quan và dễ bị chậm, hủy chuyến nếu thời tiết thay đổi.

Tùy thuộc vào số ngày trong hành trình, chuyến đi sẽ có giá khác nhau, từ 4.000 USD đến 20.000 USD (giá này là chi phí tour đến Nam Cực từ một trong các thành phố xuất phát, chưa gồm chi phí di chuyển, visa, ăn và ở trước - sau chuyến đi).

Du khách nên mang theo kính râm. Đây là vật không thể thiếu vì băng rất chói, bạn khó có thể mở mắt để chiêm ngưỡng mọi thứ. Du khách cũng không cần mang theo drone vì không được sử dụng.

Anh Minh (Theo CNN)

mark

Go And Go Travel

“Một khi bị nhiễm niềm đam mê du lịch, chẳng có phương thuốc nào có thể hóa giải, và tôi biết rằng tôi sẽ hạnh phúc khi có căn bệnh này cho đến hết cuộc đời.” – Michael Palin

Từ khoá:
Social Network: