Chùa Bà Đanh, nhà Bá Kiến, Địa Tạng Phi Lai tự và nhà thờ Kẻ Sở là những địa điểm nổi tiếng không mất phí, có thể tham quan trong ngày tại Hà Nam, địa danh tiếp giáp Hà Nội. - VnExpress
Anh-1-1691372842.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=3ggwfGiICORFx6usYjO-ng

Chùa Bà Đanh còn gọi là Bảo Sơn tự, nằm ở thôn Đanh Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, cách thành phố Phủ Lý 7 km. Theo truyền thuyết, chùa thờ nữ thần trông coi việc mưa thuận gió hòa giúp mùa màng bội thu nên được gọi là chùa Đức Bà làng Đanh, gọi tắt là chùa Bà Đanh.

Chùa có nguồn gốc từ thế kỷ thứ 7, trải qua nhiều lần trùng tu, dung hợp tín ngưỡng dân gian và thờ Phật. Hiện chùa có diện tích khoảng 10 ha trải rộng với gần 40 gian nhà gạch ngói.

Chùa Bà Đanh còn gọi là Bảo Sơn tự, nằm ở thôn Đanh Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, cách thành phố Phủ Lý 7 km. Theo truyền thuyết, chùa thờ nữ thần trông coi việc mưa thuận gió hòa giúp mùa màng bội thu nên được gọi là chùa Đức Bà làng Đanh, gọi tắt là chùa Bà Đanh.

Chùa có nguồn gốc từ thế kỷ thứ 7, trải qua nhiều lần trùng tu, dung hợp tín ngưỡng dân gian và thờ Phật. Hiện chùa có diện tích khoảng 10 ha trải rộng với gần 40 gian nhà gạch ngói.

Anh-2-1691372697.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=a1vT4AiPOSTp9E_2kRjFXg

Nơi đây được người dân nhiều nơi biết tới qua câu "Vắng như chùa Bà Đanh" với một số truyền thuyết khác nhau. Lý do phổ biến nhất là trước đây, chùa luôn vắng vẻ do nằm ở vị trí khuất nẻo, độc đạo, xa dân cư, ba mặt là sông, bao quanh là cây cối rậm rạp.

Nơi đây được người dân nhiều nơi biết tới qua câu "Vắng như chùa Bà Đanh" với một số truyền thuyết khác nhau. Lý do phổ biến nhất là trước đây, chùa luôn vắng vẻ do nằm ở vị trí khuất nẻo, độc đạo, xa dân cư, ba mặt là sông, bao quanh là cây cối rậm rạp.

Anh-3-1691372696.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=6VInRc2WouViVH1ph5aThQ

Khuôn viên chùa rợp bóng cổ thụ cùng rất nhiều loại cây hoa. Hiện tại, dù đường vào thuận tiện hơn nhiều, chùa vẫn khá vắng vẻ. Nhờ vậy, các Phật tử, khách vãn cảnh có thể tận hưởng sự thanh tịnh, yên bình và không khí trong lành.

Khuôn viên chùa rợp bóng cổ thụ cùng rất nhiều loại cây hoa. Hiện tại, dù đường vào thuận tiện hơn nhiều, chùa vẫn khá vắng vẻ. Nhờ vậy, các Phật tử, khách vãn cảnh có thể tận hưởng sự thanh tịnh, yên bình và không khí trong lành.

Anh-4-1691372695.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=cVAduAfLWTE6F5nDlCFuaA

Nhắc tới Hà Nam không thể không kể đến nhà văn Nam Cao cùng tác phẩm nổi tiếng Chí Phèo. Bối cảnh của truyện là làng Vũ Đại nay thuộc xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân cũng là quê của Nam Cao. Nếu có dịp về đây chơi, bạn nên ghé thăm ngôi nhà của Bá Bính (nhân vật nguyên mẫu của Bá Kiến).

Nhắc tới Hà Nam không thể không kể đến nhà văn Nam Cao cùng tác phẩm nổi tiếng Chí Phèo. Bối cảnh của truyện là làng Vũ Đại nay thuộc xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân cũng là quê của Nam Cao. Nếu có dịp về đây chơi, bạn nên ghé thăm ngôi nhà của Bá Bính (nhân vật nguyên mẫu của Bá Kiến).

Anh-5-1691372695.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=7HacsJvrzWNDOV5-FivMiQ

Khi còn sống, Bá Bính có nhiều đất đai rải rác khắp làng. Ông mua ngôi nhà 3 gian để làm nơi thờ cúng. Nhà có hướng đông nam với hàng cột gỗ lim, chân cột kê đá tảng được đẽo gọt tỉ mỉ. Tường nhà được gắn kết bằng mật mía, muối, vôi và một số phụ gia, mái nhà lợp ngói ta.

Khi còn sống, Bá Bính có nhiều đất đai rải rác khắp làng. Ông mua ngôi nhà 3 gian để làm nơi thờ cúng. Nhà có hướng đông nam với hàng cột gỗ lim, chân cột kê đá tảng được đẽo gọt tỉ mỉ. Tường nhà được gắn kết bằng mật mía, muối, vôi và một số phụ gia, mái nhà lợp ngói ta.

Anh-6-1691372694.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=sQiquSRO07KlLwuB3uavSA

Ngôi nhà trải qua nhiều đời chủ. Đến năm 2007, UBND tỉnh Hà Nam quyết định lưu giữ ngôi nhà nên đã thương thảo với người chủ lúc đó để mua lại với giá 700 triệu đồng. Quanh nhà hiện trồng nhiều loại cây quen thuộc như chuối, cau, vẫn giữ được bể chứa, chum nước.

Ngôi nhà trải qua nhiều đời chủ. Đến năm 2007, UBND tỉnh Hà Nam quyết định lưu giữ ngôi nhà nên đã thương thảo với người chủ lúc đó để mua lại với giá 700 triệu đồng. Quanh nhà hiện trồng nhiều loại cây quen thuộc như chuối, cau, vẫn giữ được bể chứa, chum nước.

Anh-11-1691372690.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=q3-USH5c49RfMGByjpnt4Q

Vương cung thánh đường Sở Kiện (hay nhà thờ Kẻ Sở) tọa lạc ở thị trấn Kiện Khê, huyện Thanh Liêm. Đây là một trong bốn tiểu vương cung thánh đường ở Việt Nam.

Vương cung thánh đường Sở Kiện (hay nhà thờ Kẻ Sở) tọa lạc ở thị trấn Kiện Khê, huyện Thanh Liêm. Đây là một trong bốn tiểu vương cung thánh đường ở Việt Nam.

Anh-10-1691372690.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=VVQPWKx79aR6cs4Qk_SafA

Công trình được xây dựng từ tháng 10/1877, hoàn thành vào năm 1882 theo phong cách kiến trúc Gothic. Nhà thờ nằm trên một cái đầm nên bên dưới có nền là các phiến gỗ lim để chống lún. Khuôn viên xung quanh rộng khoảng 9 ha.

Công trình được xây dựng từ tháng 10/1877, hoàn thành vào năm 1882 theo phong cách kiến trúc Gothic. Nhà thờ nằm trên một cái đầm nên bên dưới có nền là các phiến gỗ lim để chống lún. Khuôn viên xung quanh rộng khoảng 9 ha.

Anh-12-1691373806.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=FP_5a-n8Cp44emacBCKMxg

Với kích thước dài 67,2 m, rộng 31,2 m, cao 23,2 m, nhà thờ gồm 9 gian, 4 hàng cột, trần hình cung cao vút, các ô cửa kính màu vẽ hình các thánh hoặc sự kiện trong Kinh Thánh. Bàn thờ sơn son thiếp vàng, vách trang trí bằng gỗ chạm trổ tinh xảo.

Với kích thước dài 67,2 m, rộng 31,2 m, cao 23,2 m, nhà thờ gồm 9 gian, 4 hàng cột, trần hình cung cao vút, các ô cửa kính màu vẽ hình các thánh hoặc sự kiện trong Kinh Thánh. Bàn thờ sơn son thiếp vàng, vách trang trí bằng gỗ chạm trổ tinh xảo.

Anh-7-1691372693.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=ty3w9Np6K9b6JyPmI23uew

Chùa Địa Tạng Phi Lai nằm ở thôn Ninh Trung, xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm. Nơi đây có tòa Tam Bảo thờ Đức Địa Tạng, nhà thờ Tổ, tòa điện thờ Phật Bà Quán Thế Âm, Đức Ông và Đức Thánh hiền.

Chùa Địa Tạng Phi Lai nằm ở thôn Ninh Trung, xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm. Nơi đây có tòa Tam Bảo thờ Đức Địa Tạng, nhà thờ Tổ, tòa điện thờ Phật Bà Quán Thế Âm, Đức Ông và Đức Thánh hiền.

Anh-8-1691372692.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=76vc-9UqTEpEF2tKNBiyNg

Không gian chùa rộng, địa thế sơn thủy hữu tình với lưng tựa vào núi, cây xanh bao bọc. Dù mới được tu tạo nhưng chùa vẫn đem lại cảm giác thâm trầm nhờ tông màu nâu của mái nhà, bức vách, gạch lát hay các hàng cột đá chạm trổ xen lẫn cây cỏ hoa lá. Lối đi ở phần sân là những phiến đá trên nền sỏi trắng tạo cảm giác tĩnh lặng.

Không gian chùa rộng, địa thế sơn thủy hữu tình với lưng tựa vào núi, cây xanh bao bọc. Dù mới được tu tạo nhưng chùa vẫn đem lại cảm giác thâm trầm nhờ tông màu nâu của mái nhà, bức vách, gạch lát hay các hàng cột đá chạm trổ xen lẫn cây cỏ hoa lá. Lối đi ở phần sân là những phiến đá trên nền sỏi trắng tạo cảm giác tĩnh lặng.

Anh-9-1691372691.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=0E4aKs-_cmF-t47rtNV59g

Vào ngày thường, du khách có thể cảm nhận rõ không gian thanh vắng nơi đây. Đôi khi, bạn có thể nghe tiếng ếch kêu, cá quẫy nước hay tiếng chuông gió để thấm hơn câu "Trong động có tĩnh, trong tĩnh có động". Ngôi chùa không bán vé, không có bất cứ dịch vụ thu tiền nào nên du khách sẽ hoàn toàn không bị làm phiền khi dạo bước ở đây.

Vào ngày thường, du khách có thể cảm nhận rõ không gian thanh vắng nơi đây. Đôi khi, bạn có thể nghe tiếng ếch kêu, cá quẫy nước hay tiếng chuông gió để thấm hơn câu "Trong động có tĩnh, trong tĩnh có động". Ngôi chùa không bán vé, không có bất cứ dịch vụ thu tiền nào nên du khách sẽ hoàn toàn không bị làm phiền khi dạo bước ở đây.

Bài và ảnh: Ban Mai

Mời độc giả gửi bài, câu hỏi tại đây hoặc về [email protected]
mark

Go And Go Travel

“Một khi bị nhiễm niềm đam mê du lịch, chẳng có phương thuốc nào có thể hóa giải, và tôi biết rằng tôi sẽ hạnh phúc khi có căn bệnh này cho đến hết cuộc đời.” – Michael Palin

Từ khoá:
Social Network: